Ngày nay, vi sinh vật được đưa vào quá trình xử lý nước thải ngày càng nhiều. Bởi sự an toàn và không gây ô nhiễm môi trường như các chất hóa học khác. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những vấn đề liên quan đến vi sinh vật trong xử lý nước thải ngay trong bài viết dưới đây!
Nước thải là gì?
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng. Nước thải có những loại ít gây ô nhiễm môi trường và một số nước thải gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Trong đời sống hiện tại nước thải được chia làm nhiều loại tùy thuộc vào môi trường bao gồm:
Nước thải sinh hoạt: trong sinh hoạt gia đình, nguồn nước sau khi giặt giũ, tắm rửa, nấu nướng. Thì gọi là nước thải sinh hoạt, nguồn nước này mức độ gây ảnh hưởng môi trường là không nhiều.
Nước thải công nghiệp: từ các khu xí nghiệp, nhà máy, công ty,… Đây là nguồn nước thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường hiện nay.
Nước thải y tế: từ quá trình nghiên cứu, nuôi cấy,…
Nước thải đô thị: từ cộng đồng, các khu dân cư.
Trong nước thải là hỗn hợp nhiều loại hợp chất khác nhau bao gồm cả vô cơ, hữu cơ và kim loại nặng. Có những chất thải dễ dàng xử lý nhưng đồng thời một số chất rất khó khăn cho quá trình xử lý, một số trường hợp vẫn tồn tại trong môi trường. Ngoài ra nước thải cũng chứa các loại vi khuẩn, rong, rêu,…
Một số chất có độc tính cao gây ô nhiễm nặng nề như: Hg, As, Se, Bc, Cd. Để sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải còn phụ thuộc vào một số yếu tố của môi trường và biến đổi sinh hóa học do vi sinh vật tiến hành.
Vi sinh vật trong xử lý nước thải
Vi sinh vật có thể liên tục chuyển hóa những chất hữu cơ có trong nước thải bằng cách tổng hợp các tế bào. Vi sinh có thể hấp thụ một lượng chất hữu cơ nhất định qua bề mặt của chúng. Đồng thời nếu như các chất hữu cơ không được đồng thì thì khả năng hấp thụ của vi sinh giảm đến 0. Một lượng chất hữu cơ nhất định hấp thụ được sử dụng cho việc kiến tạo tế bào mới. Còn lượng còn lại dành cho các chất hữu cơ được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp tiếp theo.
Quá trình được chia làm hai nhóm khi dựa trên phương thức phát triển vi sinh vật
Vi sinh vật dị dưỡng: sẽ sử dụng chất hữu cơ để làm nguồn cacbon và nguồn năng lượng để thực hiện các phản ứng sinh tổng hợp.
Vi sinh vật tự dưỡng: đối với sinh vật này có khả năng oxy hóa những chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng cacbon điô xít làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp.
Ví dụ: có các loại vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh,…
Trong đó:
- Bùn hoạt tính cũng được xem như màn sinh vật. Tập hợp nhiều loại vi sinh vật khác nhau, trong đó hữu cơ chiếm khoảng 70 – 90%, vô cơ chiếm 10 – 30%. Bùn hoạt tính bên ngoài có hình dạng hoa màu vàng nâu dễ lắng, kích cỡ từ 3 – 150pm có khả năng hấp thụ đồng thời phân hủy những chất hữu cơ khi có oxy. Những vi sinh vật bùn hoạt tính này bao gồm vi sinh vật sống và cơ chất rắn (40%). Bao gồm các loại vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, nguyên sinh động vật, dòi, giun.
Quá trình vi sinh vật xử lý nước thải
Có hai phương pháp phân hủy vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí, cụ thể như sau:
Phân hủy vi sinh vật kỵ khí bao gồm 6 quy trình như sau:
Quy trình 1: Quá trình thủy phân polymer: thủy phân các protein, polysacearide, chất béo.
Quy trình 2: Lên men các amino acid và đường.
Quy trình 3: Quá trình Phân hủy kỵ khí các acid béo mạch dài và rượu.
Quy trình 4: Quá trình Phân hủy kỵ khí các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic).
Quy trình 5: Quá trình hình thành khí methane từ acid acetic.
Quy trình 6: Quá trình hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.
Phân hủy vi sinh vật hiếu khí, bao gồm:
Quy trình 1: Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
Quy trình 2: Tổng hợp tế bào mới
Quy trình 3: Phân hủy nội bào.
Tổng kết
Vi sinh vật trong xử lý nước thải được sử dụng ngày càng rộng rãi, mang lại hiệu quả nhất định. Nhưng trong quá trình sử dụng khách hàng cần tuân thủ những quy định để bảo đảm an toàn và đạt được kết quả như ý muốn.