Phương pháp xử lý cáu cặn cho lò hơi giúp giúp ngăn ngừa cáu cặn tích tụ quá nhiều, từ đó giảm thiểu chi phí bảo trì và nguy cơ hỏng hóc thiết bị nồi hơi hiệu quả.
Nồi hơi, là thiết bị có nhiều mối nguy hiểm xuất hiện khi vận hành. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến nồi hơi bị phá hủy một cách nhanh chóng thậm chí gây nổ. Vì vậy, người vận hành phải có phương pháp xử lý cáu cặn cho lò hơi, kế hoạch kiểm tra và bảo trì nồi hơi hằng ngày.
+ Kiểm tra chất làm mềm nước cấp, chất khử, hệ thống cấp hóa chất và những thiết bị liên quan nhằm đảm bảo hàm lượng các chất xử lý đưa vào nước cấp có nồng độ phù hợp.
+ Lấy mẫu nước cấp nồi hơi thường xuyên và so sánh với các yêu cầu kỹ thuật đã đưa ra.
+ Công tác xả đáy để loại bỏ cặn bẩn và tạp chất có hại trong lò hơi
+ Xả nước trong ống thủy tối (thước đo mức nước) để kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Nên mở van khóa từ từ tránh làm hỏng phao.
+ Theo dõi nhiệt kế và áp kế thường xuyên đặc biệt lúc ở trạng thái vận hành nồi hơi ổn định. Đánh giá sự phù hợp các chỉ số nhiệt độ, áp suất với công suất của lò hơi.
+ So sánh chênh lệch nhiệt độ của hơi (nồi hơi) và khói thải để xác định tính hiệu quả của nồi hơi. Một lò hơi dang vận hành tốt thì sự chênh lệch này nằm trong khoảng 50 – 100 oC

Phương pháp xử lý cáu cặn cho lò hơi hiệu quả nhất
Vấn đề lớn mà các kĩ sư vận hành nồi hơi thường gặp phải là hiện tượng hình thành cáu cặn trong nồi hơi
Mục lục
Một số tác hại của cáu cặn trong nồi hơi
– Lớp cặn làm giảm hệ số truyền nhiệt của nồi hơi
– Mất an toàn, dễ gây cháy nổ thiết bị khi nồi hơi hoạt động ở áp suất cao.
– Tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, gia tăng chi phí sản xuất.
– Tăng chi phí sửa chữa, bảo trì: Tẩy cáu cặn trong đường ống thiết bị hoặc thành nồi hơi.
– Tổn thất áp bơm: Làm tăng áp suất đẩy của bơm.
Nguồn nước cấp trong nồi hơi chứa các thành phần gây cáu cho nồi hơi. Bảng dưới đây cho biết tác hại của từng thành phần tới việc gây cáu cặn.
Thành phần | Dạng thức hóa học | Tác hại |
Thành phần cứng | Muối của các ion canxi (2+) và Magie (2+) như CaCO3, MgCO3 là thành phần chính tạo cáu cặn trong nước. | Tác nhân chính gây ra cáu cặn trên bề mặt đường ống nồi hơi |
Cặn cứng silic, sunfat | Khi có silic trong nước (dạng axit silic, oxit silic) thì cả độ cứng cacbonat và phi cacbonat đều tạo cặn canxi/ magie silicat (cặn silic) và làm giảm hệ số truyền nhiệt.
Các cáu cặn sulfat thì cứng hơn và đặc hơn cáu cặn cacbonat. Cáu cặn sulfate thì giòn và không sủi bọt trong dung dịch axit. Còn cáu cặn silic nhìn tương tự như sứ. Loại cáu cặn này rất giòn, không tan trong axit và tan chậm trong môi trường kiềm. Cáu cặn silica rất khó loại bỏ, muốn loại bỏ phải dùng HF với nhiều rủi ro tiềm tàng khi sử dụng. |
Tác nhân chính gây ra cáu cặn trên bề mặt đường ống nồi hơi |
Các gốc kiềm | Bicacbonat (HCO3–), Cacbonat (CO32-) được biểu thị bằng nồng độ CaCO3 | Tạo bọt và bị cuốn theo các chất rắn. |
Axit vô cơ
tự do |
HCl, H2SO4… được biểu thị bằng nồng độ CaCO3 | Ăn mòn đường ống |
pH | Nồng độ Ion H+ được tính theo công thức | pH thay đổi theo độ kiềm hay độ axit trong nước |
Thành phần
lơ lửng |
Không | Đóng bám trên đường ống nước nồi hơi |
Tổng sắt | Fe tổng | Tạo cặn, gỉ sét, ăn mòn hệ thống đường ống nồi hơi |
Các tạp
chất khác |
Các gốc oxi tự do, các ion kim loại… | Ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh hơi của thiết bị |
Phương pháp xử lý cáu cặn cho lò hơi là gì ?
Xử lí nước cấp cho nồi hơi: Sử dụng muối làm mềm nước
Phương pháp xử lý cáu cặn cho lò hơi sử dụng bằng muối làm mềm nước giúp giảm độ cứng của nước cấp, loại bỏ bớt hàm lượng ion canxi và magie đưa và nồi hơi mà nhờ đó việc hình thành cáu cặn diễn ra chậm hơn kéo dài chu kì vệ sinh thiết bị
Nên chọn: Muối công nghiệp NaCl – VCS GROUP
Tẩy cáu cặn định kì 6 tháng 1 lần
Phương pháp xử lý cáu cặn cho lò hơi định kỳ 6 tháng 1 lần đây là khuyến cáo của các chuyên gia về xử lí nước đối với các thiết bị nồi hơi. 6 tháng là chu kì cần vệ sinh thiết bị nồi hơi để đảm bảo cho thiết bị có thể hoạt động một cách hiệu quả. Đặc trưng của hóa chất tẩy cáu cặn VCS là không chỉ tẩy cáu cặn mà còn chứa các hoạt chất chống ăn mòn thiết bị. Với các chất tẩy rửa cáu cặn thông thường có pH thấp, nên việc bảo vệ bề mặt thiết bị là cần thiết khi vệ sinh nồi hơi.
Sử dụng hóa chất chống cáu cặn
Hóa chất chống cáu cặn chứa các tác nhân phân tán cáu cặn nhờ đó mà không hình thành các lớp cáu cặn bám trên bề mặt nồi hơi. Khi cáu cặn bị phân tán sẽ rời hệ thống theo đường xả đáy.
Nên chọn: Hóa chất chống cáu cặn, ăn mòn VCS 2035