Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm từ Trung hoa đại lục đến Việt Nam

Nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại tại thị trường Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Việt Nam nhằm xây dựng những mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và logistics giữa Việt Nam – Trung Quốc. Mới đây, một doanh nghiệp lớn chuyên cung cấp hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm của Trung Quốc đã đến Công ty Cổ phần VCS Việt Nam, và bày tỏ nguyện vọng muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác. Tiếp đón đại diện từ phía Trung Quốc là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần VCS Việt Nam – Vũ Lệnh Lợi, cùng Giám đốc Công ty – Phạm Thị Nhung.

Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộmTriển vọng ngành dệt may của Việt Nam và những cơ hội đem lại

Trong buổi tiếp xúc, hai bên đều bày tỏ, thị trường ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng rất lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh và đem lại nhiều cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp các loại hóa chất cho ngành dệt may mà tiêu biểu là hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm.

Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất hàng dệt may đầy tiềm năng mới của thế giới khi các “ông lớn” ngành này trên khắp toàn cầu đang “rục rịch” mở rộng hoạt động sản xuất của mình tại đây.Từ Công ty Avery Dennison RBIS thuộc Tập đoàn Avery Dennison của Mỹ đến Tập đoàn dệt may Hàn Quốc – Panko – đều đang cho xây dựng các nhà máy mới ở Việt Nam nhằm đón đầu những cơ hội đến từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một trong 12 thành viên.

Ngoài lợi thế về nhân công giá rẻ, các loại thuế quan dự kiến sẽ cắt giảm theo các điều khoản đã được ký kết trong TPP cũng là thỏi nam châm hút các doanh nghiệp dệt may đến với Việt Nam. Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 sẽ tăng gấp đôi, lên mức 55 tỷ USD.

Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm

Công ty Cổ Phần VCS Việt Nam – cầu nối cho sự phát triển bền vững

Công ty Cổ Phần VCS Việt Nam  được ra đời và phát triển từ nhu cầu phục vụ sự muốn của khách hàng cần đến sự an toàn, yên tâm sản xuất đang trở nên cấp thiết tại thị trường Việt Nam. Trong sự phát triển lớn lên không ngừng của VCS Việt Nam, các sản phẩm của công ty và đối tác đã được ban lãnh đạo công ty không ngừng mở rộng cả về lượng và về chất, tập trung chủ yếu vào mặt hàng đảm bảo yếu tố AN TOÀN CHUẨN MỰC như: chế phẩm sinh học, máy móc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị vật tư xử lý nước, hóa chất xử lý nước bao gồm cả hóa chất xử lý nước thải dệt nhuôm, và thiết bị khoa học kỹ thuật.

Công ty Cổ Phần VCS Việt Nam còn là đại lý phân phối của các hãng thương hiệu nổi tiếng an toàn hàng đầu thế giới như Hóa chất thiết bị xử lý nước, bảo trì máy móc như Dynamic Descaler, LPS, RMC, Vecom, Arrow, Hi-Tech, Merck, Prolabo, Duran, Whatman, BEO Đức, VCS – Mỹ, Châu Âu (EU), Nhật Bản (G7), Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indo (Asean) và Ấn Độ. Bởi những lý do trên, đã và đang có rất nhiều công ty trên khắp thế giới muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác với Công ty Cổ Phần VCS Việt Nam.

https://vcsgroup.com.vn/gioi-thieu-ve-vcs-viet-nam

Giải pháp để phát triển ngành dệt may trong tương lai

Trong sự phát triển quá nóng của ngành công nghiệp dệt may, Việt Nam đang phải đối diện với những nguy cơ rất lớn từ vấn đề ô nhiễm nước thải dệt nhuộm vốn được nhìn nhận là loại nước thải gây ô nhiễm nhất trong tất cả các ngành công nghiệp.

Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất rất khó phân hủy. Trong số các chất ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm, thuốc nhuộm là thành phần khó xử lý nhất, đặc biệt là thuốc nhuộm azo không tan – loại thuốc nhuộm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chiếm 60-70% thị phần. Thông thường, các chất màu có trong thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải trong quá trình nhuộm mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư nhất định tồn tại trong nước thải. Lượng thuốc nhuộm dư sau công đoạn nhuộm có thể lên đến 50% tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu cao, và nồng độ chất ô nhiễm lớn.

Vậy nên, việc xử lý ô nhiễm nước thải dệt nhuộm chính là yếu tố sống còn trong việc phát triển ngành công nghiệp may mặc, trong đó hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm đóng vai trò tiền đề cho việc này.

https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/cac-du-an-det-nhuom-vi-sao-bi-tu-choi-1266576.html

Thông qua buổi xúc tiến hợp tác, đối tác Trung Quốc muốn có thể tiến sâu vào thị trường ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, và muốn Công ty Cổ phần VCS Việt Nam trở thành nhà phân phối hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm cho họ.

Hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm

Triển vọng mới cho ngành dệt may Việt Nam

Tại sự kiện này, đối tác Trung Quốc đã giành tặng Công ty Cổ phần VCS Việt Nam loại vải dệt thượng hạng của Trung Quốc. Đây là món quà hết sức ý nghĩa, vì nó chứa ẩn chứa một thông điệp đó là sự hợp tác giữa hai công ty, trong ngành dệt may sẽ trở nên khăng khít và tươi đẹp như chính xúc vải thượng hạng ấy.

Đáp lại tình cảm ấy, Chủ tịch Công ty Cổ phần VCS Việt Nam – Vũ Lệnh Lợi khẳng định công ty mình sẽ làm hết sức để hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm của phía đối tác Trung Quốc có thể tiếp cận và chiếm lĩnh được thị trường ngành dệt may Việt Nam, góp phần phát triển ngành công nghiệp này, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa hai Quốc gia.

Với việc ký kết hợp tác trong việc phân phối hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm giữa Công ty Cổ phần VCS Việt Nam và đối tác Trung Quốc, đã góp phần nâng triển vọng của ngành dệt may Việt Nam lên một tầm cao mới, các doanh nghiệp dệt may đã có thể phát triển bền vững khi đảm bảo sự an toàn chuẩn mực trong khâu sản xuất.

Buối tiếp xúc thương mại là tiền đề để mở ra cơ hội hợp tác lớn trong lĩnh vực dệt may giữa hai doanh nghiệp, cung cấp thêm một sự lựa chọn hiệu quả trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, giúp ngành công nghiệp này tăng trưởng bền vững.