Vôi sống (bột vôi sống) ngày càng được ứng dụng nhiều trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp,…Vậy tác dụng của vôi sống là gì, tính chất hóa học như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!
Vôi sống là gì?
Vôi sống hay còn gọi với cái tên hóa học canxi oxit là một hợp chất vô cơ và thường được gọi vôi nung. Đây được xem là loại vật liệu khá quen thuộc trong ngành xây dựng, sử dụng trong các loại vữa xây để làm tăng tính liên kết và đồ bền. Bên cạnh đó, vôi còn hỗ trợ xử lý nước thải, phân bón, nuôi trồng thủy sản,…
Vôi sống thương mại (được bán trên thị trường hiện nay) thường lẫn các tạp chất khác nhau ví dụ: magie oxit, silic oxit và một lượng nhỏ nhôm oxit hoặc sắt (II) oxit.
Cho vôi sống vào nước là hiện tượng gì?
Vôi sống tác dụng với nước thì không còn giữ được tính chất nguyên vẹn nữa mà biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh kèm theo sự tỏa nhiệt.
Đá vôi là gì?
Calcium carbonate (CaCO3) hay còn gọi là đá vôi, đây là loại đá trầm tích chứa khoáng vật canxit đồng thời chứa các dạng kết tinh khác nhau của canxi cacbonat. Đá vôi tồn tại ở dạng tinh khiết có màu trắng, to, đôi lúc là xanh nhạt, màu đen, hồng sẫm.
Đá vôi tác dụng với nước và CO2 sẽ tạo ra sự ăn mòn của các núi đá vôi tạo thành các hang động và hiện tượng nước cứng.
Vôi sống công thức hóa học
Tính chất vật lý
- Vôi tồn tại ở dạng vón cục, bột có màu trắng, vàng nhạt hoặc xám.
- Khối lượng phân tử: 56.077 g/mol.
- Tỷ trọng: 3.350g / cm3.
- Độ nóng chảy: 2572 0C (2845 0K).
- Độ tan: Vôi tan trong axit, glycerin và dung dịch sucrose nhưng gần như không hòa tan trong ethanol.
- Vôi sống có công thức hóa học là: CaO.
- Chỉ số khúc xạ là: 1.838.
- Điểm sôi: 2850 0C (3123 0K).
Tính chất hóa học
- Vôi sống tác dụng với nước tạo thành canxi hydroxit. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt và có tính ăn mòn mạnh.
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Vôi sống tác dụng với bạc nitrat tạo thành muối mới và axit mới
CaO + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + Ag2O
- Vôi sống tác dụng với oxit axit tạo thành muối
CaO + CO2 → CaCO3
CaO + SO2 → CaSO3
CaO + SO3 → CaSO4
3CaO + P2O5 → Ca3(PO4)2
4CaO + 2Cl2O → 4CaCl + 3O2
- Vôi sống tác dụng với axit tạo thành muối và nước
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
Vôi sống dùng để làm gì?
Vôi sống có tác dụng gì? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để nhận câu trả lời nhé!
Vôi sống ứng dụng trong nông nghiệp
- Cao giúp khử chua và làm tăng độ pH cho đất hiệu quả, giảm mangan và sắt có trong đất.
- Giúp tăng hoạt chất tốt cho đất như canxi, magie, đẩy mạnh hoạt động có trong đất,…
Vôi sống ứng dụng trong vật liệu làm gốm
- Vôi có tác dụng làm chất trợ chảy cho các loại men nung vừa và nung cao ở nhiệt độ 1100 0C. Đồng thời làm tăng độ cứng cho men sau khi nung để hỗ trợ bảo vệ bề mặt của sản phẩm được đẹp và bền hơn.
- Được sử dụng để làm giảm độ nhớt của men có silica cao.
- Men gốm có hàm lượng CaO cao thông thường nhạt màu hơn. Ví dụ, khi thêm sắt (III) oxit, canxi oxit có thể kết hợp với sắt (III) oxit tạo ra các tinh thể cho màu vàng và khiến men trở thành xỉn. Nếu trong men không có canxi oxit thì nước men sẽ có màu nâu và bóng.
Vôi sống ứng dụng trong công nghiệp
- Vôi sống là thành phần có trong baking soda, giúp bảo quản rau củ quả, trái cây tươi lâu hơn.
- Bên cạnh đó, các nhà máy giấy dùng canxi oxit để phục hồi soda ăn da trong quá trình chuyển đổi của các mẩu gỗ để sản xuất bột giấy.
- Vôi được sử dụng để hấp thụ lưu huỳnh đioxit từ khí thải trong smelters và các nhà máy phát điện.
- CaO được dùng trong khai thác kim loại như đồng, niken, vàng, chì, thủy ngân, kẽm và bạc.