Hóa chất axit boric là gì và có độc không?
Axid boric có độc không? Mua axit boric ở đâu đang là vấn đề được quan tâm bởi không ít người. Ngay trong bài viết dưới đây, sẽ đi từ tổng quát đến cụ thể những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về axit boric.
Mục lục
Axit boric là gì?
Khái niệm
Axit boric hay còn gọi với các tên Acidum boricum; boracic acid; boric acid; E284; orthoboric acid; trihydroxybenzene, Borofax; boron trihydroxide là một loại acid yếu của bo, thông thường được dùng để dập tắt lửa, thuốc sát trùng, trong các nhà máy phân tử dùng để khống chế tốc độ phân hạch của urani.
Đồng thời, đây cũng là chất ban đầu để điều chế ra các hợp chất hóa học khác. Axit boric tồn tại ở dạng tinh thể không màu, bột màu trắng (hay còn gọi là bột axit boric), có thể hòa tan hoàn toàn trong nước.
Tính chất hóa lý
- Công thức phân tử là: H3BO3 (ở dạng trihydrat) và HBO2 (ở dạng monohydrat).
- Tồn tại: Hóa chất Acid Boric là một chất hút ẩm, tồn tại ở dạng bột kết tinh trắng.
- Nhiệt độ nóng chảy: 170.9 độ C.
- Khối lượng riêng: 1.435
- Khối lượng phân tử: 61,83 g/mol
- Khi làm nóng chậm đến nhiệt độ 181.0 độ C, Acid boric bị Dehyrat hóa để tạo thành metaboric (HBO2); tại nhiệt độ cao hơn sẽ tạo thành acid Boron Trioxid (B2O3) và Tetraboric (H2B4O7).
- Độ tan: Acid boric tan trong ethanol, nước, dầu thực vật, ether, glycerin hoặc động vật và tinh dầu.
- Acid boric có cấu trúc tinh thể bao gồm các lớp phân tử B(OH)3 liên kết với nhau bằng liên kết hydro.
- Độ tan trong nước của acid boric: tan khi bổ sung vào môi trường các chất có tính axit như HCl, Citric hoặc Acid Tartaric.
Acid boric có thể tan trong nước sôi. Khi nung trên 170 ℃, nó tách nước tạo thành acid metaboric (HBO2), phương trình hóa học như sau:
H3BO3 → HBO2 + H2O
Axit boric có độc không?
Axit boric luôn là sự băn khoăn, thắc mắc ở nhiều khách hàng trước khi quyết định sử dụng hóa chất. Hóa chất axit boric tuyệt đối không được uống vào trong cơ thể. Vì trong axit có độc tính, gây nguy hiểm, nhất là khi tiếp xúc với da.
Nhưng trái lại, hóa chất lại được sử dụng để bào chế sản phẩm vệ sinh miệng, thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra, ở một số nước phát triển như Nhật, Mỹ. Hóa chất còn được khuyên dùng cho thuốc tiêm tĩnh mạch. Acid Boric còn dùng làm nước rửa các vết nứt, bị sâu răng.
Lưu ý những trường hợp bị ngộ độc Acid boric sẽ có hiện tượng xuất hiện phát ban trên da, nôn, mửa, tiêu chảy, đau bụng,…
Theo các báo cáo tử vong trong và ngoài nước được báo cáo xảy ra do uống ít hơn 5g axit boric ở trẻ trẻ em và 5 – 20g ở người lớn. Tử vong, xảy ra phần lớn ở trẻ nhỏ sau khi do vô tình, nhầm lẫn nuốt phải dung dịch axit boric, hoặc trường hợp sau khi sử dụng bột axit boric H3BO3 đến những vùng da đã tổn thương hoặc bị mài mòn.
Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù những trường hợp tử vong do Axit boric rất thấp nhưng vẫn có. Bởi lý do đó trong quá trình sử dụng hóa chất cần phải tuân thủ theo những quy định an toàn đồng thời phải được thông qua người có chuyên môn trong lĩnh vực hóa chất. Axit sẽ gây kích ứng trên da đồng thời hít phải sẽ là chất độc gây hại cho cơ thể về sau. Cần phải trang bị đồ bảo hộ, tuân thủ khuyến cáo khi sử dụng.