Những điều cần biết về clorofom
Những câu hỏi như clorofom là gì? Tính chất như thế nào? Khi sử dụng clorofom cần có những lưu ý gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít người khi muốn sử dụng và tìm hiểu về dung dịch này. Ngay trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về clorofom một cách chi tiết nhất.
Clorofom là gì?
Những điều cần biết về clorofom: Clorofom có công thức phân tử CHCl3, là hợp chất hóa học thuộc nhóm trihalometan. Hợp chất này xuất hiện ở dạng chất lỏng trong suốt không màu, đặc biệt nếu hít vào sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi ở khứu giác.
Các tên gọi khác của clorofom: chloroform, metyl triclorua, methane trichloride, methenyl trichloride, methyl trichloride, TCM, Freon 20, R-20, UN 1888
Clorofom không cháy trong không khí, nhưng nếu tác động cùng với các chất khác thì sẽ trở thành hợp chất dễ bắt cháy. Điều đặc biệt Clorofom được xem là một chất độc với môi trường.
Lịch sử ra đời của Clorofom
Các giai đoạn của việc phát triển Clorofom:
Năm 1831, một nhà vật lý tên Samuel Guthrie quốc tịch Mỹ và Eugene Soubeiran mang quốc tịch Pháp và người Đức Justus von Liebig đã thành công trong việc tìm ra Clorofom qua phản ứng halofom.
1834, nhà hóa học Jean-Baptiste Dumas quốc tịch Pháp đã xác định được công thức thực nghiệm của cloroform và tiến hành đặt tên cho nó.
1835, nhà nghiên cứu Dumas tiếp tục điều chế hợp chất này bằng cách phân tách kiềm của axit trichloroacetic.
1842, nhà nghiên cứu Robert Mortimer Glover đến từ London đã phát hiện ra lượng chất gây mê của cloroform trên động vật thông qua thí nghiệm.
Vào năm 1847, bác sĩ khoa sản James Young Simpson đã lần đầu sử dụng clorofom làm chất gây mê chính trong quá trình đỡ đẻ. Từ khoảng thời gian đó, clorofom được ứng dụng trong quá trình phẫu thuật trên toàn châu Âu.
Tính chất Clorofom
Tổng hợp các tính chất có ở Clorofom:
- Công thức phân tử CHCl3
- Điểm nóng chảy: -63.5°C
- Độ axit (pKa): 15,7 (20°C)
- Điểm sôi: 61,2 °C
- Khối lượng riêng: 1,48 g/cm³
- Khối lượng phân tử: 119.378 g/mol
- PEL: 50 ppm (240 mg/m3) (OSHA)
- Hình dạng hợp chất: tứ diện
- Số CAS 67-66-3
- PUBCHEM 6212
- Số EINECS 200-663-8
- SỐ RTECS FS9100000
- Clorofom là chất độc, chất gây ung thư, chất gây ảnh hưởng đến môi trường,…
- CHEBI 35255
Ứng dụng Clorofom trong đời sống
Trong đời sống hằng ngày hợp chất Clorofom được dùng chủ yếu trong việc tổng hợp chất làm lạnh trong máy điều hòa không khí. Nhưng với tính chất vốn có clorofom. Được nhận định là chất độc đối với môi trường. Khi clorofom được dùng để tổng hợp chất làm lạnh R -22. Mà chất này lại làm suy giảm tầng ozon. Nên ứng dụng này của clorofom cũng bị hạn chế sử dụng.
Trong y học: clorofom được dùng trong quá trình phẫu thuật, đối với những ca bệnh cần gây mê, để bệnh nhân hôn mê sâu thì sẽ sử dụng clorofom. Nhưng ngày nay hợp chất cũng đã được hạn chế trong việc gây mê, vì qua nhiều lần sử dụng, bệnh nhân được hô mê sâu bằng hợp chất có xu hướng loạn nhịp tim có khi dẫn đến chết người. Cực kỳ nguy hiểm.
Sử dụng clorofom là dung môi: chủ yếu trong thuốc nhuộm và thuốc trừ sâu.
Lưu ý khi sử dụng Clorofom
Theo những nghiên cứu của các chuyên gia thì clorofom được cho là chất dẫn đến bệnh ung thư. Tại một số quốc, trong đó có Mỹ, đã cho clorofom vào danh sách những chất rất độc. Trong quá trình sử dụng phải tuân thủ những quy định, phòng hộ một cách nghiêm ngặt. Để tránh việc dẫn đến các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Khi hít trực tiếp Clorofom sẽ dẫn đến ảnh hưởng cho khứu giác, phổi, phụ nữ đang mang thai và cả thai nhi trong bụng. Nên tuyệt đối không nuốt, hít tránh tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt tránh xa và không sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Trong quá trình sử dụng cần chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ, và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định.
Clorofom được xem là một trong những chất độc nên không thể tùy tiện sử dụng nếu không có sự chỉ định hoặc tìm hiểu trước những quy định của những bên có thẩm quyền.