Ngày nay, nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề nan giải của các cơ quan chức năng cho đến mỗi công dân. Có nhiều biện pháp được đề ra để xử lý. Trong đó, việc sử dụng các bể lắng cát trong xử lý nước thải, vi sinh trong xử lý nước thải hoặc hóa chất đang rất phổ biến. Ngay trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z về bể lắng xử lý nước thải là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào nhé!
Bể lắng xử lý nước thải là gì?
Bể lắng xử lý nước thải là gì?
Bể lắng là gì? Đây là loại bể được thiết kế với mục đích nhằm tách các chất rắn có thể lắng sâu trong nước thải. Với mục đích loại bỏ triệt để các chất ô nhiễm trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Đối với hầu hết các nguồn nước đi trực tiếp vào bể. Đồng thời, thực hiện các hoạt động để loại bỏ tạp chất ô nhiễm. Để đảm bảo rằng nguồn nước được xử lý hiệu quả hơn trong các công trình kế tiếp. Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà có nhiều loại bể lắng với chức năng, cấu tạo khác nhau.
Trong hệ thống xử lý nước thải, bể lắng được xem là một trong những khâu quan trọng nhất. Trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đều sử dụng bể lắng.
Vai trò của các loại bể lắng trong xử lý nước thải
Bể lắng chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước. Dưới đây là một số vai trò nổi bật:
- Giữ lại tạp chất lắng và nổi có trong nước thải. Bể lắng thực hiện quy trình theo 4 bước lắng cặn. Ở mỗi quy trình sẽ có các vai trò cụ thể ví dụ:
- Quy trình 1: Lắng từng hạt riêng lẻ. Với nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng không cao thì quy trình này mới xảy ra. Các hạt được lắng xuống riêng lẻ, không xuất hiện các phản ứng nào đối với các hạt ở môi trường lân cận xung quanh. Đồng thời, đá, cát cũng được loại bỏ.
- Quy trình 2: Quá trình này tạo cặn bông. Các hạt sẽ được liên kết với nhau và tạo thành bông cặn. Vì vậy, giúp tăng trọng lượng và lắng nhanh hơn bình thường. Các chất rắn lơ lửng có trong nước thải sẽ bị loại bỏ một phần.
- Quá trình 3: Lắng tập thể. Lực tương tác giữa các hạt với nhau sẽ đủ mạnh để ngăn cản các hạt bên cạnh. Các mặt phân cách giữa chất rắn và chất lỏng xuất hiện ở phía trên khối lắng.
- Quy trình cuối: Lắng nén. Với giai đoạn này có vai trò, khi hàm lượng chất các hạt đủ để tạo một cấu trúc nào đó, thì các hạt này phải được đưa liên lục vào cấu trúc nói trên.
Cấu tạo bể lọc trong xử lý nước thải
Cấu tạo bể lọc trong xử lý nước thải
Đối với bể lọc trong xử lý thải có 2 dạng phổ biến: hình trụ ngang và hình trụ đứng. Sản xuất trực tiếp từ thép không gỉ.
- Hệ thống xử lý nước có công suất nhỏ dùng bể hình trụ đứng.
- Hệ thống xử lý nước có công suất lớn dùng hình trụ ngang.
Bên trong bể có cấu tạo bao gồm:
- Vỏ bể
- Cát lọc
- Sàn chụp lọc
- Phễu đưa nước vào bể
- Ống dẫn nước vào bể
- Ống dẫn nước đã lọc
- Ống gió rửa lọc
- Van xả khí
- Van xả kiệt
- Lỗ thăm
- Ống dẫn nước rửa lọc
- Ống xả nước rửa lọc
Các loại bể lắng trong xử lý nước cấp
Các loại bể lắng trong xử lý nước cấp
Các loại bể lắng trong xử lý nước thải? Hiện nay, tại thị trường Việt Nam cung cấp một số loại bể lắng sau để xử lý nước thải.
Bể lắng ngang
Bể lắng ngang trong xử lý nước thải có cấu tạo như sau:
- Máng dẫn nước vào
- Máng dẫn nước ra
- Máng thu và xả chất nổi
- Máng phân phối
Nguyên lý hoạt động
Bể sẽ chuyển động từ đầu này cho đến đầu kia của bể. Trong đó, các hạt phân tử có trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với vận tốc xác định khoảng 0.2 đến 0.3 m/s. Với tác dụng của trọng lực, vận tốc này có thể thay đổi lên mức 0.5 m/s.
Bể lắng đứng
Bể lắng đứng trong xử lý nước thải có cấu tạo như sau:
- Đối với phần vỏ ngoài của bể có bao gồm cả bộ phận vát đáy nhằm mục đích thu bùn.
- Phần ống trung tâm hướng dòng nước thải tạo chiều đi của dòng nước thải từ dưới lên trên hiệu quả.
- Phần máng làm nhiệm vụ thu nước đi kèm với vách chắn bọt nổi.
- Còn lại, đối với bộ phận thu bùn được kèm theo cánh gạt bùn trong các hệ thống xử lý nước thải với quy mô lớn.
Nguyên lý hoạt động
Như bạn đã biết, nước thải trước khi cho vào bể, thì đây là hỗn hợp bao gồm bùn và nước. Nhờ có tác động của trọng lực mà bùn và nước sẽ được tách ra. Đối với bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy của bể, nước nhẹ hơn sẽ chảy tràn qua tấm chảy sau đó dẫn đến xử lý ở bước tiếp theo.
Nước tiếp tục vào 1 cái phễu úp ngược được đặt đồng tâm với bể lắng. Miệng ống nhập liệu thì được đặt ngửa lên phía trên. Khi miệng ống đặt như vậy thì nước được nạp sẽ tràn đều vào ống phễu rồi dần dần đi xuống đáy bể tránh gây ra xáo trộn trong bể ảnh hưởng đến nước đã được tách lớp.
Bùn sau khi đã được hoàn toàn lắng xuống sẽ được cánh gạt gom về 1 điểm. Sau đó được đặt ống và bơm đi xử lý ở những công đoạn tiếp theo.
Bể lắng lamen
Bể lắng lamen có cấu tạo cụ thể như sau:
- Đầu tiên, vùng phân phối nước: đây là vùng đưa nước thải vào bể lamen. Có thể sử dụng vùng này kết hợp với bể keo tụ, tạo bông với mục đích tăng hiệu quả quá trình lắng trong các tấm lamen.
- Tiếp theo, vùng lắng: là vùng chứa các tấm lamen, được đặt nghiêng 45 – 600 so với mặt nằm ngang.
- Cuối cùng, vùng tập trung và chứa cặn: đây là vùng chứa toàn bộ bôn cặn kích thước lớn sau khi lắng.