Thuốc tím là gì ? Ngày nay, thuốc tím được ứng dụng nhiều trong cuộc sống bởi vô số tác dụng mà nó mang lại. Thuốc tím có thể sử dụng để sát khuẩn trong y học, trong thực phẩm,…Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về thuốc tím, cùng hóa chất chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Thuốc tím là gì?
Thuốc tím là hợp chất hóa học vô cơ có công thức KMnO4, tên gọi kali pemanganat. Hợp chất tan nhanh và mạnh trong nước tạo ra màu tím đậm, khi dung dịch loãng có màu đỏ. Trong khi bay hơi sẽ tạo thành chất rắn với tinh thể lăng trụ màu đen tím sáng lấp lánh. Thuốc tím được phát hiện và đưa trực tiếp vào khử trùng là năm 1857.
Tính chất hóa học của thuốc tím
Thuốc tím mang những đặc tính nổi bật như: là chất oxy hóa mạng, dễ dàng gây bốc cháy, nổ nếu kết hợp cùng những hợp chất hữu cơ khác, sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 200 độ C và 100g nước thì hòa tan được 6,4g KMnO4.
- Điểm nóng chảy: 240 °C
- Công thức: KMnO₄
- Mật độ: 2,7 g/cm³
- Phân loại: Hợp chất vô cơ
- Có thể hòa tan trong: Nước
- Khối lượng phân tử: 158,034 g/mol
- ID IUPAC: Potassium manganate(VII)
Liều lượng khi sử dụng thuốc tím
Việc ước lượng liều lượng khi sử dụng thuốc tím cực kỳ quan trọng. Vì liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào lượng vật chất hữu cơ trong môi trường nước. Nếu không ước lượng phù hợp lượng thuốc sẽ phản ứng với chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ độc lực tiêu diệt mầm bệnh.
Bạn cần chú ý như sau, khi bắt đầu nên sử dụng với 2mg/l, sau đó quá trình chuyển màu từ nước tím sang hồng diễn ra trong vòng 8 -12 giờ, điều này có nghĩa là lượng thuốc tím sử dụng đã đủ không cần tăng thêm.
Nếu mà trong vòng 12 giờ xử lý, màu nước chuyển sang màu nâu, điều này được xác định là chưa đủ liều, do đó có thể thêm 1 – 2mg/l nữa.
Đặc biệt khi sử dụng thuốc tím nên được bắt đầu vào sáng sớm để có thể quan sát sự chuyển màu của dễ dàng từ 8 – 12 giờ.
Nhược điểm của thuốc tím
Có nguy cơ gây kích ứng da, viêm mạc.
Dễ bị oxy hóa nếu không bảo quản kỹ, không đảm bảo được hiệu lực sát trùng của thuốc.
Làm nhuộm thay đổi màu da, quần áo trong quá trình sử dụng.
Nếu không cẩn thận tiếp xúc với môi trường có các hợp chất hữu cơ, có thể gây cháy, nổ do tính oxi hóa rất mạnh của thuốc tím, làm thiệt hại về tài sản và cả tính mạng con người.
Việc sử dụng rất bất tiện, phải thực hiện qua nhiều bước, cần phải tỉ mỉ, cẩn thân sẽ không phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân như người có tuổi, trẻ em,…
Ứng dụng thuốc tím vào cuộc sống?
Ngày nay thuốc tím được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống. Ví dụ như:
Nhờ vào những đặc tính vốn có, thuốc tím có thể tiêu diệt được những mầm bệnh vi khuẩn, nấm hiệu quả, nên được ứng dụng vào việc sát khuẩn trong ngành y.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng về da như mụn trứng cá, viêm da, nấm tay chân,….
- Sát trùng vết thương, có thể trị cả những vết thương có mủ, rỉ nước, phồng rộp.
- Làm dung dịch khử trùng, diệt nấm.
- Giải pháp cấp tính trong điều trị nhiễm nấm bàn chân, bằng cách bạn ngâm chân với dung dịch thuốc tím trong vòng 15 phút.
Những ứng dụng trên chủ yếu là trong ngành y, ngoài ra thuốc tím còn có những đóng góp tích cực trong chăn nuôi thủy sản, tẩy quần áo, điều trị nhiễm nấm, nhiễm trùng ở cá…
Những lưu ý khi sử dụng
Cần phải tính toán, lưu ý liều lượng khi sử dụng, để tránh các trường hợp như lãng phí, mà không dẫn đến kết quả như mong muốn.
Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao, vì thuốc tím có tính oxy hóa rất mạnh.
Khi sử dụng thuốc tím xong cần tăng cường xử dụng quạt nước để tạo oxy.
Có thể sử dụng thuốc tím cùng với một số loại thuốc sát trùng khác như H2O2…
Trong quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến thủy sản, vì lý do đó khoảng cách giữa 2 lần xử lý phải ít nhất là 4 ngày, theo dõi quan sát tình trạng của tôm cá cần xử lý như thế nào, mới xem xét sử dụng tiếp.