Saponin là một trong những thành phần quen thuộc được sử dụng trong hằng ngày, nhưng khi được nhắc đến thì lại có rất ít người biết đến. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn: Saponin là gì? Tác dụng của saponin trong đời sống.
1.Thông tin về saponin:
Saponin là một nhóm các loại glycosid với phần genin có cấu trúc triterpene (C30). Tên gọi với tiền tố ‘sapo’ trong tiếng latin có nghĩa là xà phòng bởi các tính chất hóa học đặc trưng là tạo bọt. Khả năng tạo bọt của saponin được gây ra bởi sự kết hợp của một chất kỵ nước: sapogenin và một phần đường hòa tan trong nước và có vị đắng. Được tìm thấy phần lớn ở các loài thực vật, cây họ đậu, yến mạch, măng tây và một số loài động vật thân mềm.
Một trong những thành phần của các loại thảo mộc chữa bệnh. Rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Loại hoạt chất này được phân thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau bởi mỗi loại sẽ có tính chất và công dụng đặc trưng riêng như:
- tăng trí nhớ giảm mệt mỏi (Rg1)
- kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư (Rh2)
Bạn cũng có thể hiểu saponin như là tấm khiên bảo vệ cây trồng: giúp cho cây phát triển khỏe mạnh. Cũng được xem là chất độc đối với các loài vật gây hại như ký sinh, ốc bưu vàng, cá tạp.
Saponin hay còn được biết đến tên gọi là thuốc diệt tạp cá. Thường được chiết xuất chính từ bã lá trà, dưới dạng bột có màu nâu để tiện sử dụng. Hàm lượng thường trong khoảng 15-20%, được dùng nhiều trong việc nuôi thủy sản.
2.Tác dụng chính của saponin
2.1. Đối với sức khỏe
- Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh saponin có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Nó giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch chống lại các tấn công từ vi khuẩn.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư, chống gây đột biến ở các tế bào. Các cơ chế tương tự mà saponin có thể làm giảm cholesterol – liên kết với acid mật – thực sự có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
- Tăng cường sức khỏe cho răng và xương.
- Đặc biệt, hoạt chất saponin có rất nhiều trong các cây nhân sâm. Còn được dùng trong việc trị bỏng, sẹo…
2.2. Lợi ích trong chăn nuôi thủy sản
- Saponin thường được sử dụng như một loại hóa chất tiêu diệt các loại động vật gây hại như các loại cá tạp, ốc bưu vàng, động vật nguyên sinh, các loại ký sinh
- Giúp ổn định độ PH tạo môi trường sống tốt cho tôm cá phát triển, giảm chua, cải tạo màu nước. Làm giảm lớp váng trên mặt nước.
- Kích thích quá trình lột xác của tôm đúng chu kỳ, tăng năng suất
- Ngoài ra, còn có loại sản phẩm dành riêng cho nông nghiệp. Cải thiện môi trường đất thiếu phù sa, màu mỡ, bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho đất.
3. Lưu ý khi sử dụng saponin trong chăn nuôi
- Để tăng hiệu quả khi sử dụng. Saponin cần được ngâm nước trước 1 ngày bởi saponin thường có tác dụng chậm. Cần khoảng thời gian để các loại động vật gây hại chết. Nếu loại mà diệt cá chết ngay lập tức thì không nên sử dụng. Bởi vì nó đã được trộn các chất phụ gia, gây nguy hiểm cho tôm cá.
- Sử dụng vào lúc sáng sớm, khi hàm lượng oxy còn thấp. Vì saponin hoạt động bằng cách ức chế hô hấp, lượng oxy trong máu cá.
- Không nên thả tôm vào ngay khi sử dụng, nên chờ khoảng 3-4 ngày bởi vì hàm lượng saponin trong nước còn cao. Và không nên dùng khi tôm mới lột vỏ.
- Đối với vùng nước có độ mặn >20(S) thì sử dụng 10 – 15kg Saponin/ 1000m3, độ mặn <20(S) thì sử dụng 15 – 20kg saponin/1000m3.
- Chỉ sử dụng trong ao nuôi tôm khi tôm từ 1 tháng tuổi trở lên (trọng lượng >20 g/con). Khi dùng mở máy sục khí, không nên giảm độ sâu nước vì sẽ làm tôm bị sốc.
- Dọn dẹp, tháo cạn cho nước vào khoảng 5-10cm, chờ khoảng 2 ngày để cá tạp và các sinh vật gây hại đi kiếm ăn, thì việc sử dụng Saponin mới đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần trang bị đồ bảo hộ đầy đủ, an toàn. Trong trường hợp, bị sản phẩm dính vào da hoặc rơi vào mắt thì phải rửa sạch ngay, đến cơ quan y tế gần nhất. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp, độ ẩm cao. Không để gần người và gia súc. Đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em.