Công ty Cổ phần VCS Việt Nam và hai bài học về sự đoàn kết và hợp tác, từ liên hệ với câu chuyện “Thần kỳ Nhật Bản”
Bài học thứ nhất: Bài học về sự đoàn kết trong nội bộ tập thể!
Chúng ta hãy cùng nhìn lại hoàn cảnh của Nhật Bản tại thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc:
Nước Nhật vốn là cường quốc số một ở châu Á đồng thời là thủ phạm gây ra chiến tranh ở Viễn Đông. Việc giải quyết vấn đề Nhật sau chiến tranh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của khu vực này, mà trước hết là vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, cũng như khi giải quyết các vấn đề về Đức và các nước chư hầu của Đức Quốc xã, việc giải quyết các vấn đề về Nhật Bản và Viễn Đông đã trải qua những cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia. Tuy chỉ tham chiến vào giờ chót, Liên Xô đã kịp thời chiếm toàn bộ quần đảo Kuril, kể cả hai đảo Shikotan và Habomai thuộc đảo Hokkaido về mặt địa lí và hành chính.; ngoài ra, Liên Xô còn có hai đồng minh là đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Triều Tiên. Về phần mình, Mĩ đã thiết lập quyền kiểm soát lên toàn bộ các đảo trên Thái Bình Dương, 4 đảo chính quốc Nhật, phần phía Nam bán đảo Triều Tiên; Mỹ có đồng minh trong vùng là chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Các quốc gia kể trên đều muốn thâu một phần lãnh thổ Nhật về tay mình.
Vào ngày 30/08/1945, hơn 70 triệu người Nhật không thể quên được giờ khắc kinh hoàng khi vị Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương là Đại tướng Mĩ MacArthur đặt chân lên nước Nhật cùng với bản Mệnh lệnh phân tách nước Nhật, mà rất nhiều người trong số họ đã biết được nội dung qua một nguồn tin bí mật. Khi ông cầm bản mệnh lệnh lên chuẩn bị đọc thì đập vào mắt ông là một cảnh tượng kinh hoàng, hàng nối hàng người Nhật nhất loạt rút thanh kiếm sắc bén tự mổ bụng mình và móc ruột dơ hướng về phía mặt trời – một hành động như muốn nói lên rằng Nước Nhật liền như khúc ruột không thể bị chia cắt. Trước cảnh tượng ấy, vị Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Đồng minh ở châu Á cuộn Bản mệnh lệnh chuẩn bị đọc lại cất vào túi áo; ông dơ cao hai tay lên cao như muốn ra hiệu cho đám đông hãy ngừng lại rồi tiến sâu vào giữa đám đông đứng trước thi thể một ông lão nằm trên vũng máu còn một tay vẫn nắm chặt lá cờ Nhật. Ông cởi chiếc áo bào cao quý đang mặc với vô số huy chương phủ lên thi thể cụ ông Nhật, khẽ gỡ lá cờ Nhật rồi giơ cao về phía mặt trời – một hành động thắp lên hy vọng về một đất nước thống nhất cho toàn thể người dân Nhật. Quay lại về phía lễ đài, vị Thống chế dõng dạc tuyên bố: “Thế giới đã im tiếng súng. Thảm kịch tồi tệ kết thúc. Chiến thắng vĩ đại đã đến. Bầu trời sẽ không còn những cơn mưa chết chóc, trên đại dương mênh mông sẽ chỉ có những người thương nhân đi lại trao đổi hàng hóa. Hòa bình đến với thế giới. Nhiệm vụ của chúng ta hoàn tất.” Và ngay chiều ngày hôm đó, MacArthur điện cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với việc chia tách nước Nhật cùng với sự đồng cảm với ý chí thống nhất của nhân dân Nhật; việc làm đó đã dẫn đến việc các nước Đồng minh hủy bỏ việc chia tách Nhật Bản – nước này vẫn sẽ là một quốc gia thống nhất dưới sự quản lý của Mỹ do thống chế MacArthur tực tiếp lãnh đạo.
–>Cũng từ đây tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ cho nước Nhật.
Bài học thứ hai: Bài học về sự sẻ chia và hợp tác giữa con người với con người, cùng kiến tạo giá trị để đi tới thành công.
Nhật Bản sau Thế chiến 2 là nước bại trận và phải đầu hàng vô điều kiện vào năm 1945, khắp đất nước là các thành phố bị tàn phá vì chiến tranh. Ngoài hai thành phố là Hisosima và Nagasaki (hai thành phố công nghiệp chính của Nhật Bản trong thế chiến thứ bị san phẳng vì bom nguyên tử với hàng triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố khác cũng bị tàn phá vì phi cơ Mỹ ném bom vào các khu trung tâm công nghiệp để triệt hạ sức sản xuất cho chiến tranh của Nhật. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Khi người lính Mỹ đặt chân lên nước Nhật họ đã sững sờ vì mức độ nước Nhật bị tàn phá trên sự tưởng tượng của họ.
Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống. Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?
Thông thường dân nước bại trận rất sợ quân đội nước thắng trận sẽ có những hành động trả thù. Khi chuẩn bị đón lính Mỹ tới chiếm đóng, chính quyền Nhật đã lập nhiều nhà thổ, tập trung gái điếm để “phục vụ” lính Mỹ, nhằm tránh xảy ra nạn lính Mỹ cưỡng bức phụ nữ Nhật. Nhiều cô gái Nhật cắt tóc ngắn giả làm con trai, có cô mang theo thuốc độc để tự tử khi bị cưỡng bức… Thế nhưng phụ nữ Nhật đã không phải lo sợ. MacArthur chỉ thị lính Mỹ phải tôn trọng dân bản xứ, ví dụ phải bỏ giày khi vào nhà, giúp đỡ các trẻ em thiếu ăn, nhường đường cho họ v.v… Vì thế người Nhật từ chỗ e sợ trở nên quý mến người Mỹ, chỉ sau 6 tháng đổ bộ lên đất Nhật, lính Mỹ ra đường không cần mang vũ khí tự vệ nữa.
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài. Nước Nhật dưới sự quản lý của ông, việc cải cách triệt để chế độ Thiên Hoàng đã quét sạch chủ nghĩa độc tài chuyên chế phong kiến và đánh sập trụ cột tinh thần của chủ nghĩa phát xít Nhật. Chế độ Nghị viện được cải cách theo hướng dân chủ hóa: Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện, thành viên Quốc hội là do công dân đủ 20 tuổi trực tiếp bỏ phiếu bầu ra. Thiên Hoàng và quân đội không còn có quyền can thiệp vào công việc của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội chỉ định, do lãnh tụ chính đảng giành nhiều phiếu nhất trong Quốc hội đảm nhiệm. Quân nhân chuyên nghiệp không được tham gia Chính phủ. Chế độ tập trung quyền lực được thay bằng chế độ địa phương tự trị. Quyền tư pháp không còn tập trung vào Thiên Hoàng như trước mà thuộc về Tòa án Tối cao và Tòa án các cấp, mở rộng tính độc lập của các cơ quan tư pháp. Các điều 10~40 của Hiến pháp mới quy định quyền lợi và nghĩa vụ công dân; phụ nữ trước đây có địa vị cực thấp trong xã hội nay được hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Về giáo dục, MacArthur chỉ thị loại bỏ tư tưởng quân phiệt ra khỏi hệ thống trường học, cấm tuyên truyền giáo dục Thần đạo, phải dạy học sinh học tinh thần dân chủ chứ không dạy sùng bái nhà vua, cấm dạy tinh thần Võ Sĩ Đạo (Bushido). Luật Cơ bản về giáo dục ban hành ngày 31/3/1947 cải cách thể chế hành chính giáo dục tập trung quyền lực vào trung ương, thực hành chế độ phân quyền địa phương, Ủy ban Giáo dục các cấp do dân bầu ra sẽ phụ trách công việc hành chính trong công tác giáo dục của địa phương. Hệ thống giáo dục theo kiểu Mỹ này đã đào tạo ra những người trẻ tuổi có tư tưởng tự do dân chủ, căm ghét tư tưởng quân phiệt Nhật và ủng hộ Mỹ. Ngay từ tháng 10/1945, MacArthur đã tuyên bố toàn dân Nhật có quyền tự do phát ngôn và hội họp. Ông ra lệnh cho Thủ tướng Nhật mở rộng quyền của các công đoàn, trao cho phụ nữ quyền tự do ngôn luận và bầu cử.
MacArthur chưa hề đi hết nước Nhật, ông rất ít gặp người Nhật, chỉ tiếp xúc với một số quan chức Nhật cấp cao, thế nhưng đông đảo dân Nhật có thiện cảm với ông tới mức say mê, tôn kính ông như tôn kính Thiên Hoàng. Người Nhật thích MacArthur vì ông đã giải thoát họ khỏi chiến tranh, đói nghèo, khỏi ách áp bức của chế độ chính trị chuyên chế Nhật, cũng như khỏi tâm trạng chán chường thất vọng. Dưới sự chỉ huy của MacArthur, đội quân chiếm đóng Nhật trở thành đội quân giải phóng nhân dân Nhật. Khảng khái giúp đỡ nhân dân nước thù địch bại trận là một chính sách sáng suốt đã đem lại cho nước Mỹ thiện cảm của nhiều người. Phát xít Nhật là kẻ thù tàn bạo nhất, gây ra nhiều thiệt hại nhất cho nước Mỹ trong Thế chiến II. Nhật không tuyên chiến mà hèn hạ đánh trộm Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), làm hơn 3.000 người Mỹ thương vong, gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương tàn khốc. Lính Nhật đã tra tấn, hành hạ đến chết nhiều tù binh Đồng minh, tội ác của chúng khiến dân Mỹ kinh tởm…. Vì thế tướng MacArthur đã phải chịu sức ép lớn từ trong nước khi ông yêu cầu nước mình viện trợ lương thực cứu đói nước Nhật. Nhờ MacArthur có uy tín cá nhân rất cao trong nhân dân Mỹ, các yêu cầu của ông đã được chấp nhận. Sự viện trợ to lớn, hào hiệp của nước Mỹ đã giúp người Nhật thoát khỏi tình cảnh vô cùng khó khăn, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.
MacArthur một mình cai trị toàn diện nước Nhật bại trận trong gần 6 năm, và được người dân Nhật coi là vị cứu tinh. Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.” Ngày MacArthur rời nước Nhật, người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn ông, họ đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình, hô vang “Đại nguyên soái” . Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito. Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”
Đến với Nhật Bản – một Quốc gia chỉ còn là một đống đổ nát của chiến tranh, MacArthur với tình cảm chân thành của mình đã biến nới đây thành một Thụy Sĩ phương Đông. Những cải cách của ông chính là tiền đề và nền tảng vững chắc để giúp cho kinh tế Nhật cất cánh. Rốt cuộc nước Nhật thù địch trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới và đồng minh trung thành của Mỹ.
Chúng ta càng hào phóng, chúng ta càng vui vẻ. Chúng ta càng hợp tác, chúng ta càng có giá trị. Chúng ta càng nhiệt tình, chúng ta càng có năng suất. Chúng ta càng sẵn lòng phụng sự, chúng ta càng thịnh vượng.
Những người thành công luôn luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Những người không thành công luôn luôn hỏi, “Tôi được lợi gì?”
Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều.