Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc ứng dụng hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản để hạn chế các loại dịch bệnh bùng phát, gây thất thu cho bà con nông dân không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ người nông dân đặc biệt là người nuôi tôm vẫn chưa nắm bắt được kỹ thuật sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách sử dụng của các loại hóa chất phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay.

Tầm quan trọng của việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản đúng cách

Việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho các khâu xử lý nước và trị bệnh cho động vật thuỷ sản như tôm, cá…là điều hết sức cần thiết. Đây là cách người ta phòng ngừa các loại dịch bệnh có thể bùng phát làm cho thuỷ sản chết hàng loàng, gây thất thu.

Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều trường hợp sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản sai cách đã dẫn đến nhiều tác động ngược không mong muốn như làm hại môi trường sinh thái, để lại dư lượng hóa chất vượt quá mức cho phép trong thuỷ sản, gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Vì vậy, việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ mang lại cho người nuôi trồng một vụ mùa năng suất mà còn đảm bảo được chất lượng sản phẩm động vật thuỷ sản an toàn, đủ điều kiện để bán ra thị trường cũng như xuất khẩu, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Tầm quan trọng của sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản đúng cách

Phương pháp sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản hiệu quả

Để ứng dụng các loại hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản đúng cách, bạn có thể sử dụng các phương pháp dưới đây:

Hóa chất có nộng độ cao

Hoá chất có đồng độ tương đối cao thì chỉ nên sử dụng cho động vật thuỷ sản theo đúng thời gian quy định, giãn cách thời gian đảm bảo giữa các lần sử dụng hóa chất. Và khi sử dụng phải tuân thủ theo nồng độ hóa chất cho phép. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trại giống ngắn ngày hoặc ứng dụng cho môi trường nuôi trồng thuỷ sản diện tích nhỏ.

Hóa chất có nồng độ thấp

Đối với hoá chất có nồng độ thấp và sử dụng trong thời gian dài thì sẽ được ứng dụng cho các trại, ao, hồ nuôi trồng có diện tích lớn. Với liều lượng hóa chất thấp thì có thể sử dụng thường xuyên, liên tục để duy trì sự ổn định cho môi trường sống của động vật thuỷ sản được nuôi, phòng ngừa các bệnh dịch có thể phát sinh. Mẹo để giảm lượng hóa chất trong phương pháp này đó là giảm lượng nước trong ao, hồ xuống khi sử dụng hoá chất. Bạn cũng cần phải chủ động chuẩn bị lượng nước sạch cần thiết để cấp lại cho ao, hồ khi có sự cố xảy ra.

Hóa chất ở dạng thuốc

Đối với các hoá chất là thuốc thì có thể hoà trộn vào thức ăn cho động vật thuỷ sản. Ưu điểm của phương pháp này đó là có thể trị bệnh, tăng sức đề kháng cho động vật thuỷ sản một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của phương pháp này không được cao do động vật thuỷ sản có thể bỏ ăn, ăn không đủ lượng mồi cung cấp. Nhất là đối với những cá thể đã nhiễm bệnh thì càng dễ bỏ ăn và không được điều trị kịp thời. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó là bạn cần bổ sung thêm dầu thực vật, dầu gan mực để bao bên ngoài viên thức ăn để tránh cho việc hoá chất bị mất hoặc hoà tan hết vào nước.

Hóa chất ở dạng tiêm

Phương pháp cuối cùng đó là tiêm hoá chất trực tiếp vào cơ thể động vật thuỷ sản. Đây là phương pháp cần phải có kỹ thuật và các loại hóa chất sử dụng là loại đặc biệt, được cho phép. Cách này không phù hợp trong nuôi trồng thuỷ sản số lượng lớn và chỉ nên áp dụng cho các loại động vật thuỷ sản quý hiếm, giá trị kinh tế cao hoặc cá thể để nhân giống…

Các phương pháp sử dụng hóa chất phổ biến hiện nay trong nuôi trồng thuỷ sản

Một số hoá chất sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản phổ biến hiện nay

Có rất nhiều hoá chất được ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản hiện nay. Dưới đây là một số hóa chất phổ biến nhất được rất nhiều người sử dụng.

Chlorine

Chlorine còn được gọi là Canxi hypoclorit (công thức hóa học là Ca(ClO)2 ). Đây là một hợp chất oxi hoá mạnh được ứng dụng trong xử lý, khử trùng nước trong ao, bể, hồ nuôi thuỷ sản cũng như các loại dụng cụ trong nuôi trồng khác. Công dụng của Chlorine đó là có thể diệt nhiều loại vi khuẩn, tảo, virus có hại cho động vật trong môi trường nước.

Chlorine là một chất khá phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản

Liều lượng sử dụng của Chlorine đó là:

  • Khử trùng dụng cụ nuôi trồng: 0,1-0,3 ppm.
  • Khử trùng nước ao: 20-30 ppm.
  • Khử trùng đáy ao: 50-100 ppm.
  • Xử lý các bệnh do ký sinh trùng gây ra: 0,1 -0,2 ppm.
  • Xử lý các bệnh do vi khuẩn gây ra: 1- 3 ppm (trong từ 10-15 phút).

Lưu ý: Hóa chất Chlorine là hợp chất Có chứa chất Clo. Do đó, khi sử dụng cần phải tính toán kỹ để không gây ra tình trạng dư hàm lượng clo dẫn đến gây nguy hiểm cho con người và các sinh vật sống.

Vôi (CaCO3, CaO)

Vôi là một chất rất phổ biến trong nông nghiệp để xử lý đất và nước. Trong nuôi trồng thuỷ sản thì vôi được ứng dụng trong xử lý nước, diệt tạp và khử trùng, cải tạo ao, hồ trước khi thả giống để nuôi.

Ngoài ra, tính chất của vôi có tác dụng giảm độ axit (độ chua), tăng độ kiềm và hoà tan các vật chất hữu cơ và giúp tảo phát triển trong môi trường nuôi trồng thuỷ sản.

Vôi (CaCO3, CaO) trong nuôi trồng thủy sản

Thuốc tím (Kali Pemanganat – KMnO4

Thuốc tím KMnO4  cũng là một hóa chất phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản. KMNO4 có tính oxi hóa rất cao, có thể oxi hoá cả chất vô cơ lẫn hữu cơ. Ứng dụng KMNO4 trong nuôi trồng thuỷ sản đó là diệt các loại vi khuẩn, điều trị bệnh nhiễm khuẩn và ngoại ký sinh trùng cho động vật thuỷ sản.

Liều lượng sử dụng KMNO4 đó là:

  • Diệt khuẩn: 2-4 mg/l.
  • Diệt vi rút: 50mg/l hoặc có thể cao hơn tuỳ lượng dung dịch hữu cơ trong nước.
  • Thời gian giữa 2 lần xử lý liên tiếp: ít nhất 4 ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tím KMNO4 đó là:

  • Thuốc tím dễ bị phân huỷ nên tránh bảo quản ở dạng lỏng. Sau khi pha dung dịch KMNO4 nên sử dụng ngay trong vòng 24h để đảm bảo công dụng hiệu quả.
  • Khi dùng KMNO4 sẽ sinh ra chất MNO2 (Manganese Oxide) gây độc cho thuỷ sản nên KMNO4 chỉ thường được sử dụng đầu vụ hoặc cuối vụ nuôi. Sau khi sử dụng cần theo dõi sát sức khỏe của động vật thuỷ sản.
  • KMNO4 đối kháng với một số hợp chất như cồn, formaline, iodine, axit sunfuric, sulfur, than hoạt tính, H2O2… vì vậy khi dùng KMNO4 thì cần tránh sử dụng các chất này.

Thuốc tím (Kali Pemanganat – KMnO4

Zeolite

Zeolite là một khoáng chất silicat nhôm kết hợp cùng với một số kim loại kiềm (nhóm 1) và kiềm thổ (nhóm 2) trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học). Trong nuôi trồng thuỷ sản thì Zeolite được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể là:

  • Hấp thu các khí độc như CO2, NH3, H2S…được tích tụ ở đáy ao, hồ.
  • Giúp phân huỷ các loại xác tảo và chất bẩn lơ lửng trong ao nuôi, góp phần làm cân bằng môi trường nước, ổn định độ pH.
  • Làm giảm tỷ trọng kim loại độc, kim loại nặng trong môi trường nước .
  • Làm sạch nước, hạn chế hiện tượng váng bẩn, đục nước, tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước.
  • Hạn chế các mầm bệnh, vi khuẩn có hại cho động vật thuỷ sản trong ao nuôi.

Cơ chế làm sạch đó là trong các hạt Zeolite có rất nhiều xoang rỗng nên dễ dàng hấp thu các loại khí độc. Đây là sự trao đổi giữa các ion trong phân tử Zeolite với các ion có trong môi trường nuôi.

Vitamin C

Vitamin C được biết đến từ lâu là loại hợp chất có tác dụng giúp tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng cho con người. Với vật nuôi thì Vitamin C cũng có tác dụng tương tự, giúp động vật thuỷ sản chống được các bệnh nhiễm khuẩn, giảm stress do các thay đổi của môi trường gây ra.

Những lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản

Bất cứ một loại hoá chất nào đều có những công dụng tuyệt vời trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không biết cách ứng dụng thì sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường. Trong nuôi trồng thuỷ sản cũng như vậy. Dưới đây là một số tác hại thường thấy nếu sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản sai cách:

  • Mất cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nuôi trồng thuỷ sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
  • Gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và bùn trong ao, hồ; làm mất cân bằng cấu trúc và tính đa dạng sinh học.
  • Giảm chất lượng sản phẩm thuỷ sản, tồn dư nhiều hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
  • Tồn lưu hóa chất trong môi trường dẫn đến sự kháng thuốc của các loại vi khuẩn, gây bùng phát dịch bệnh.
  • Dùng sai liều lượng hoá chất không đạt được hiệu quả mong muốn, giảm năng suất nuôi trồng.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản

Do đó, khi sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thuỷ sản thì bạn cần phải lưu ý những điều sau để đạt được hiệu quả:

  • Nên chọn loại hoá chất đơn giản, dễ sử dụng
  • Tùy theo từng phương pháp mà lựa chọn loại hoá chất phù hợp
  • Giữa nhiều loại hoá chất có cùng công dụng thì ưu tiên loại nào tác dụng nhanh, hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế khi sử dụng.
?Để được tư vấn – vui lòng liên hệ:
? Hotline: 091.910.5399 / 091.823.1899
? Email : sales@vcsgroup.com.vn
? Website : www.vcsgroup.com.vn
#VcsGroup #hoachat #Hoachatantoan #Hoachatcongnghiep #VCS #VcsVietNam