HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Được thành lập từ năm 2003 và là công ty đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Công ty chúng tôi chuyên kinh doanh, phân phối hoá chất công nghiệp cho các khu công nghiệp trên địa bàn toàn quốc.

Các chính sách phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 đã chỉ rõ, Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành một nước công nghiệp với một số quan điểm chủ đạo là coi việc phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Là một ngành sản xuất còn rất non trẻ, đặc điểm chủ yếu của công nghiệp điện tử Việt Nam trong giai đoạn đầu của sự phát triển là nhập khẩu công nghệ, nhập khẩu linh kiện, lắp ráp các mặt hàng, thiết bị điện tử công nghiệp và tiêu dùng hoá chất xử lý nước thải

Theo kết quả điều tra năm 2005, Việt Nam có khoảng 50 cơ sở sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử. Định hướng phát triển ngành công nghiệp này đến năm 2020, tổng số các cơ sở công nghiệp điện tử sẽ tăng lên khoảng 120 – 150 cơ sở. Hiện tại đã hình thành một số các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử như đèn hình ti vi, monitor, tụ điện, điện trở, mạch in… và trong tương lai không xa ngành công nghiệp vật liệu điện tử – bán dẫn cũng sẽ ra đời. Bước đầu công nghiệp điện tử ở Việt Nam đã mang lại bộ mặt mới trong đời sống sinh hoạt xã hội, góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân , hoá chất cơ bản

I. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI

Các nguồn phát sinh nước thải:

– Nước thải từ quá trình sản xuất linh kiện điện tử thường chứa nhiều tạp chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan …

– Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn… gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý sinh học.

Khảo sát các nguồn thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra phương pháp xử lý nước thải tối ưu nhằm giảm chi phí đầu tư.

II. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được thu gom bằng hệ thống mương thu nước. Phía trước bể gom chúng tôi đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Phía sau bể gom là lưới rác tinh để lược bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ. Nước thải từ bể gom được bơm qua bể lắng cát để tách một phần cặn có kích thước lớn (cát, đá vụn). Nước thải tiếp tục được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu.

Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ tạo bông, đồng thời dùng bơm định lượng châm hoá chất keo tụ vào hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn. Sau đó nước thải chảu qua bể lắng. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị giữ lại tại vùng chứa cặn chủa bể lắng, còn nước thải nước thải chảy qua cột lọc áp lực, để giữ lại cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi trong nước thải. Sau đó, nước thải chảy qua cột lọc tinh để loại bỏ cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi sót lại trong nước thải

Nước thải sau khi qua cột lọc tinh đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước được xả ra nguồn tiếp nhận .Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.