Mục lục
Đồng hydroroxit
Công dụng của hoạt chất Copper Hydroxid trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Ức chế sự phát triển của nấm bệnh giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng
- Hạn chế được số lượng vi khuẩn và nấm bệnh cho cây
- Có tác dụng phổ rộng giúp điều trị một số loại bệnh phổ biến trên cây trồng như: Đốm rong – Sầu riêng, Thán thư – Cây đều, Vàng lá, đốm rong – Cây tiêu
- Vừa có tác dụng phòng bệnh trên cây ngắn ngày vài dài ngày như: Rỉ sắt, đốm mắt cua, thán thư
Tính chất vật lí
- Màu sắc:
Copper Hydroxide có màu xanh lam hoặc xanh lục nhạt khi ở dạng tinh thể hoặc bột. Màu sắc này là đặc trưng của các hợp chất đồng(II).
- Dạng tồn tại:
Thường tồn tại dưới dạng bột hoặc tinh thể.
Các tinh thể có thể có dạng kim loại nhỏ, mịn.
- Khối lượng mol:
Khối lượng mol của Copper Hydroxide là 97,57 g/mol.
- Độ pH:
Copper Hydroxide có tính kiềm nhẹ, với pH trong dung dịch của nó thường lớn hơn 7. Nó có thể làm giảm tính axit trong dung dịch, điều này giải thích tại sao nó có thể phản ứng với axit để tạo ra muối đồng.
Tính chất hóa học:
Tác dụng với axit:
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Phản ứng nhiệt phân:
Cu(OH)2 CuO + H2O
Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amonia:
Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Phản ứng với anđehit
2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O
Phản ứng màu biuret
– Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.

