Amoniac là gì? Tính chất lý hóa, cách điều chế và ứng dụng của Amoniac
Nhắc đến Amoniac có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu Amoniac là gì, những tính chất lý hóa, cách điều chế và ứng dụng của Amoniac NH3 trong đời sống thường ngày. Cùng với đó là những tác hại và cách xử lý khi nhiễm phải chất độc. Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!
Amoniac là chất gì?
Amoniac là chất gì
Khí amoniac là gì? Amoniac được phiên âm tiếng Việt là a-mô-ni-ắc và từ ngữ này bắt nguồn từ tiếng Pháp amoniac. Amoniac là hợp chất vô cơ với công thức phân tử là NH3. Đây là hợp chất vô cơ cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo ra các liên kết kém bền.
Công thức amoniac (NH3). Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp cùng với nguyên tử nitơ nằm ở đỉnh liên kết cộng hóa trị 3 nguyên tử hidro ở đáy của tam giác. Bởi vì, nitơ có 3 electron đơn độc nên có thể tạo thành 3 liên kết cộng hóa trị trên với hidro. Cả 3 liên kết đều là liên kết cộng hóa trị có phân cực.
Amoniac có ở đâu? NH3 có rất nhiều trong tự nhiên và được điều chế phục vụ các ngành công nghiệp. Mùi amoniac là mùi gì, khí amoniac có mùi gì có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Để biết thêm chi tiết, hãy theo dõi thông tin ở phần tiếp theo của bài viết.
Tính chất lý hóa của amoniac
Tính chất vật lý của khí amoniac
- Dung dịch NH3 là dung môi hòa tan rất tốt trong nước: amoniac hòa tan tốt các dung môi hữu cơ dễ hơn so với nước. Bởi vì có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Đồng thời, các kim loại như Sr, Ba, Ca có thể hòa tan trong amoniac lỏng tạo ra dung dịch xanh thẫm.
- NH3 có dạng khí, mùi hôi khó chịu, không màu. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, nồng độ NH3 lớn có thể gây chết người.
- NH3 là chất dễ dàng hóa lỏng. Bởi vì, amoniac có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do cùng liên kết N-H bị phân cực.
Tính chất hóa học của khí amoniac
Tính chất hóa học của khí amoniac
Amoniac có tính khử và tính bazơ:
Tính khử
- NH3 kém bền bởi nhiệt nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:
2NH3 → N2 + 3H2 N2 + 3H2 → 2NH3
- Amoniac tác dụng được với ion kim loại chuyển tiếp tạo ion phức:
2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+
- Nguyên tử Hidro trong amoniac có thể bị thay thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C)
2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)
- Khi NH3 tác dụng với dung dịch muối thì dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng cùng nhau.
- NH3 tác dụng với axit tạo thành muối amoni, dưới đây là phương trình phản ứng NH3 + H+ -> NH4+
- NH3 tan trong nước tạo thành cation amoni NH4+, đồng thời giải phóng anion OH-
- Có thể bạn chưa biết, Amoniac có tính bazơ yếu, làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
- Khả năng tạo phức của dung dịch amoniac có khả năng tạo phức cc nhiều hợp chất khó tan của kim loại như Cu, Ni, Pb, Ag, Zn,…
Cách điều chế và ứng dụng của amoniac
Có thể điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp:
Trong phòng thí nghiệm
Phương trình điều chế Amoniac trong phòng thí nghiệm như sau:
2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2
Trong công nghiệp
Phương trình điều chế Amoniac trong công nghiệp như sau:
CH4 + H2O < == > CO + 3H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ cao)
N2 + 3H2 < == > 2NH3 (ΔH = –92 kJ/mol)
Ứng dụng NH3
- NH3 xử lý khí thải
- Sử dụng NH3 trong sản xuất phân bón
- Sử dụng NH3 làm thuốc tẩy
- Sử dụng NH3 trong ngành dệt may
- Sử dụng NH3 trong công nghiệp đồ gỗ
- Sử dụng NH3 trong ngành công nghiệp thực phẩm
- Sử dụng NH3 trong ngành công nghiệp khai thác
Những tác hại của NH3 và cách xử lý
Những tác hại của NH3 và cách xử lý
Tác hại
Mặc dù NH3 mang lại không ít những lợi ích trong ngành công nghiệp xử lý nước thải, rác thải, ngành dệt may, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp khai thác,..Nhưng bên cạnh đó NH3 cũng mang lại không ít những tác hại, khi NH3 được xếp loại là một trong những chất nguy hiểm, và đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe con người. Dưới đây là thông tin cụ thể:
- Cùng một khoảng thời gian, hít nhiều khí Nh3 sẽ gây rát họng, bỏng đường hô hấp.
- Khí amoniac gây ức chế dây thần kinh, sau đó tạo nên cảm giác vô cùng khó chịu, cáu gắt, chóng mặt, buồn nôn.
- Đồng thời, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng khi xuất hiện các triệu chứng như khò khè, khó thở, đau ngực, tim đập loạn nhịp, nhanh bất thường, đau họng nặng.
- Khi hít nhiều dẫn đến chảy nước mắt, nghiêm trọng hơn nữa có thể bị mù vĩnh viễn. Đồng thời nếu nuốt phải dung dịch NH3 có thể gây bỏng miệng, dạ dày, cổ họng và gây nôn.
- Da sẽ bị bỏng nặng nếu tiếp xúc NH3 đậm đặc.
Cách xử lý
Tuy nhiên, nếu không may ngộ độc Amoniac, bạn cần thực hiện những cách sau đây để tránh dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn:
- Nếu nuốt phải NH3 nhanh chóng súc miệng sạch với nước. Nên uống sữa ngay sau khi đã súc miệng.
- Khi hít phải NH3 cần đi đến nơi thoáng khí và cởi bỏ quần áo đã dính dung dịch.
- Nếu như vị trí dính Nh3 là trên da, mắt thì nhanh chóng rửa lại với nước thật kỹ.
- Nếu tình trạng không khả quan cần đưa nạn nhân đến ngay trạm y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.