Hóa chất polymer là gì? Chất trợ lắng polymer xử lý nước thải
Hóa chất polymer được ứng dụng ngày càng nhiều vào cuộc sống bởi những tính chất đặc biệt mà nó mang lại. Để hiểu hơn về hóa chất polymer là gì? tính chất lý, hóa như thế nào? Những ứng dụng đặc biệt trong cuộc sống? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật ngay trong bài viết dưới đây!
Hóa chất polymer là gì?
Hóa chất polymer (chất trợ lắng polymer) là từ ngữ sử dụng để chỉ hợp chất có khối lượng phân tử lớn, đồng thời trong cấu trúc có sự lặp đi lặp lại nhiều lần ở những mắt xích. Liên kết cộng hóa trị đã nối các liên kết này lại với nhau. Có nghĩa, 2 phân tử hoặc nhiều hơn thế nữa sẽ được nối lại cùng nhau và chung một cặp electron.
Hạt nhựa polymer
Hạt nhựa PP hay còn gọi là hạt nhựa polymer với đặc tính không màu, không mùi, không vị, không chứa chất độc. Khi cháy thì có ngọn lửa màu xanh nhạt, lúc ngửi mùi giống với mùi khi đốt cao su, dòng chảy dẻo.
Hóa chất polymer anion
Ta có công thức hóa học: CONH2[CH2-CH-]n.
Trọng lượng phân tử: 5 – 24000000.
Tính chất đáng lưu ý: hóa chất tan phù hợp với mật độ cao chất huyền phù vô cơ mang điện tích dương với giá trị PH trung tính của dung dịch bazơ, các hạt huyền phù dày từ 1mm đến 10mm. Thông thường dùng trong keo tụ nước thải và nước cấp, hỗ trợ cải thiện chất lượng nước.
Hóa chất polymer cation
- Ta có công thức hóa học: (C3H5ON)n.
- Hàm lượng ion: 20 – 30%.
- Trọng lượng phân tử: 8 – 10 triệu.
- Thời gian cần và đủ để hòa tan hóa chất: không quá 60 phút.
- Những chất không tan: 0.1%.
- Tính chất cần lưu ý: hóa chất polymer cation phù hợp cho dung dịch huyền phù chứa chất hữu cơ và mang điện tích âm. Thông thường sẽ dùng keo tụ ở trong nước thải, hoặc dùng để xử lý bùn.
Tính chất vật lý của hóa chất polymer
Tính chất vật lý của hóa chất polymer
- Khi đốt cháy, polymer cho ra chất lỏng có độ nhớt. Khi để nguội rắn lại, và đây được gọi là chất nhiệt dẻo. Đối với chất nhiệt rắn, là khi đun nóng không chảy ra nhưng lại bị phân hủy.
- Có thể bạn chưa biết, polymer sẽ không tan được trong các dung môi thông thường hoặc nước.
- Dạng tồn tại của polymer là rắn và không bay hơi. Đồng thời, hóa chất này không có nhiệt độ nóng chảy xác định, mà nó sẽ nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ khá rộng.
Tính chất hóa học
Có 3 phản ứng hóa học xảy ra ở hóa chất polymer bao gồm: giữ nguyên mạch, tăng mạch cacbon, phân cắt mạch,…
Giữ nguyên mạch polymer
Có thể bạn chưa biết, những polymer có nhóm chức ngoại mạch hoặc liên kết đôi trong mạch, có thể tham gia phản ứng đặc trưng của nhóm chức đó hoặc liên kết đôi.
Phân cắt mạch polymer
Polymer thường sẽ bị nhiệt phân ở nhiệt độ phù hợp thành các đoạn ngắn hơn, đến cuối thành monome ban đầu.
Nguyên nhân của quá trình này vì Polymer có nhóm chức trong mạch như đã nêu ở trên, nên dễ bị thủy phân hoặc một số polymer khác thì bị oxi hóa cắt mạch.
Tăng mạch polymer
Một khi có những điều kiện thích hợp, ví dụ như: chất xúc tác, nhiệt độ phù hợp,…các mạch polymer sẽ có thể nối với nhau thành các mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới mới. Ví dụ như phản ứng chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit, lưu hóa chuyển cao su thành cao su lưu hóa,…
Công dụng của hóa chất polymer
Hóa chất polymer được sử dụng nhiều trong đời sống, dùng để sản xuất nhiều loại vật dụng phục vụ cuộc sống con người, có thể kể đến ống dẫn điện, áo mưa,…và các sản phẩm công nghiệp.
Trong đó, chất dẻo polymer còn được ứng dụng để thay thế cho các sản phẩm làm từ gỗ, da, kim loại, thủy tinh,…bởi đặc tính bền, nhẹ, đa dạng màu sắc, khó vỡ,…
Bạn có thể biến polymer thành nhiều hình dạng khác nhau, bởi khi tác dụng nhiệt, một áp suất nhất định.