KMNO4 là một chất hoá học vô cơ rất quen thuộc và được ứng dụng rất nhiều trong hóa chất công nghiệp, thực phẩm, thuỷ sản và y tế. Nếu như bạn yêu thích môn hoá học chắc chắn bạn sẽ vô cùng quen thuộc với KMNO4. Có rất nhiều thí nghiệm KMNO4 rất thú vị mà sách giáo khoa chưa nói cho bạn biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để khám phá những thí nghiệm vô cùng lý thú nhé!
KMNO4 là gì?
KMNO4 (Kali Pemanganat) còn được gọi là thuốc tím. Đây là một chất hoá học vô cơ thể rắn, không mùi, tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch màu tím.
Cấu trúc phân tử của KMNO4
Đặc điểm của KMNO4 đó là:
- Khối lượng phân tử: 158.034 g/mol.
- Khối lượng riêng: 2.703 g/cm3.
- Điểm nóng chảy: 240 °C.
- Độ hòa tan: Phân hủy trong dung môi hữu cơ và ancol.
- Độ hòa tan trong nước: 6.38 g/100ml (20 °C) , 25 g/100ml (65 °C)
Các thí nghiệm KMNO4 đã chứng minh rằng nó có tính chất nổi bật đó là có tính oxi hoá rất mạnh, có thể oxi hoá cả chất vô cơ lẫn hữu cơ. KMNO4 dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ trên 200 độ C, tan hoàn toàn trong nước với tỉ lệ 6,4g/100g nước. Đặc biệt, KMNO4 rất dễ cháy hoặc phát nổ khi kết hợp với một số chất hữu cơ.
Đặc điểm của KMNO4
Chính vì những đặc điểm này mà KMNO4 được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay. KMNO4 có khả năng sát trùng, diệt khuẩn cao nên được ứng dụng phổ biến trong việc khử độc cho nước, thực phẩm, dùng trong y tế để diệt khuẩn, nấm, điều trị các bệnh nhiễm trùng da… hoặc dùng để điều trị bệnh cho cá, nuôi trồng thuỷ sản…
Những thí nghiệm hay với KMNO4
Trong thực hành hoá học, thí nghiệm với KMNO4 nổi tiếng nhất đó là thí nghiệm tạo khí O2 (Oxi). Tuy nhiên, với tính chất oxi hoá mạnh thì KMNO4 còn có những phản ứng rất mãnh liệt, thú vị với nhiều chất vô cơ và hữu cơ khác. Dưới đây là một số thí nghiệm KMNO4 hay mà bạn có thể tham khảo để ứng dụng trong học tập, thực hành, giải trí…
Thí nghiệm KMNO4 với NH3 (Amoniac): Sự thay đổi màu sắc dung dịch thú vị
Phương trình của thí nghiệm KMNO4 này đó là: 2KMnO4 + 2NH3 → 2H2O + 2KOH + 2MnO2 + N2
Sự thay đổi màu sắc khi KMNO4 gặp NH3
Mô tả thí nghiệm:
- Chuẩn bị một lọ dung dịch KMNO4 (màu tím đậm để thấy rõ sự thay đổi màu)
- Cho từ từ NH3 vào dung dịch KMNO4
- Dung dịch KMNO4 từ màu tím sẽ dần dần mất màu , dung dịch xuất hiện cặn màu đen và có khí bay lên.
Thí nghiệm KMNO4 với Oxy già (H2O2): Tạo hiệu ứng khói phun trào mãnh liệt
Phương trình của thí nghiệm KMNO4 với H2O2:
3H2O2 + 2KMNO4 -> 3O2 + 2MNO2 + 2KOH + 2H2O.
Mô tả thí nghiệm:
- Đựng dung dịch KMNO4 đậm đặc vào lọ (Nên sử dụng lọ có miệng dài để tạo hiệu ứng khói phun hấp dẫn)
- Đổ 1 lượng dung dịch H2O2 vào lọ KMNO4 (đổ từ từ với lượng vừa phải và ít hơn lượng KMNO4).
- Ngay lập tức, khí trắng xuất hiện, phun trào lên trên và toả nhiệt mạnh, tạo ra hiệu ứng ống khói trắng mãnh liệt cực kỳ thú vị.
Hiệu ứng khói mãnh liệt khi KMNO4 gặp H2O2
Thí nghiệm KMNO4 với H2O2 và nước rửa chén: Thí nghiệm núi lửa phun trào
Phương trình của thí nghiệm KMNO4 với H2O2 và nước rửa chén:
3H2O2 + 2KMNO4 -> 3O2 + 2MNO2 + 2KOH + 2H2O.
Mô tả thí nghiệm: Bạn làm tương tự với thí nghiệm trên nhưng có thêm thành phần nước rửa chén tác dụng để tạo bọt. Lúc này, khi phản ứng các chất thì khí xuất hiện kèm với bọt từ nước rửa chén sẽ tạo thành một hỗn hợp bọt khí đặc, xốp tràn ra khỏi miệng ống nghiệm. Hiện tượng này rất giống như núi lửa phun trào vô cùng đẹp mắt.
Hiện tượng núi lửa phun trào từ thí nghiệm KMNO4 với H2O2 và nước rửa chén
Thí nghiệm KMNO4 với H2O2: Thí nghiệm hồi sinh ngọn lửa kỳ diệu
Phương trình thí nghiệm như sau:
3H2O2 + 2KMNO4 -> 3O2 + 2MNO2 + 2KOH + 2H2O.
Mô tả thí nghiệm:
- Bạn sử dụng KMNO4 ở dạng rắn cho vào ống nghiệm. Lưu ý nên chọn ống nghiệm hoặc lọ có miệng rộng để thực hiện bước tạo lửa dễ dàng.
- Cho một lượng vừa phải H2O2 vào ống nghiệm sao cho khí sinh ra từ từ và nằm trong miệng ống nghiệm.
- Tiếp theo, bạn đốt cháy một que đóm và dập tắt lửa que đóm hoàn toàn.
- Sau đó, bạn đưa đầu đã dập cháy đó của que đóm vào miệng ống nghiệm, tiếp xúc với khí trắng bên trong.
- Hiện tượng xảy ra đó là que đóm bùng cháy trở lại một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Khí sinh ra trong miệng ống nghiệm là O2 và chính loại khí này đã khiến ngọn lửa xuất hiện trở lại. Thí nghiệm KMNO4 này được gọi là thí nghiệm Hồi sinh ngọn lửa diệu kỳ.
Ngọn lửa hồi sinh trong ống nghiệm có KMNO4 và H2O2