Thời gian gần đây những thắc mắc về hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì thường xuyên được đặt ra. Nó được quan tâm với quy mô toàn thế giới bởi vì hiện tượng này có sức ảnh hưởng khá lớn tới môi trường sống của con người. Dưới đây là những thông tin cụ thể về hiệu ứng nhà kính mà bạn nên xem qua.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính được hiểu đơn giản là hiện tượng không khí ở tại Trái Đất nóng lên do các bức xạ của mặt trời. Khí quyển chứa các khí nhà kính sẽ hấp thu các tia cực quang và giữ lại lượng nhiệt của nó. Hiện nay hiện tượng này xuất hiện quá nhiều làm cho Trái Đất bị mất cân bằng và gây ra nhiều biến đổi khí hậu.
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?
Nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?
Để hiểu hết về hiệu ứng nhà kính thì bạn cần phải biết nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì. Nhu cầu cuộc sống con người ngày càng phát triển thì khí nhà kính trong bầu khí quyển cũng ngày một gia tăng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nói trên.
Do khí Cacbon Đioxit
Cacbon đioxit được viết là CO2. Nó được gọi với cái tên khác là khí nhà kính bởi vì sự tồn tại của nó được ví như một tấm kính bao phủ cả hành tinh của chúng ta. Với một lượng khí vừa phải chúng sẽ duy trì nhiệt độ của Trái Đất ổn định giúp cân bằng sự sống của con người và các sinh vật khác.
Tuy nhiên các hoạt động sản xuất, khai thác của con người ngày nay làm lượng CO2 thải ra vượt quá mức cho phép. Điều này trở thành yếu tố chính gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính từ CO2
Do khí CFC
CFC có tên gọi là Chloro Fluoro Carbon, chúng là một hóa chất được con người tạo ra để sử dụng trong công nghiệp lạnh. Đây là một chất khí trơ cho nên chúng có thời gian tồn tại rất cao trong không khí, lâu dần sẽ làm thủng tầng ozon. Từ đó khiến tia cực tím chiếu vào mặt đất nhiều hơn đẩy nhanh hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Do khí Metan
Khí Metan được viết ký hiệu là CH4. Hợp chất khí này được sinh ra từ quá trình đốt cháy nguyên liệu hoặc nhiên liệu trong công nghiệp. Chúng có khả năng giữ nhiệt cao gần 21 lần so với CO2 cho nên đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Do tầng Ozon
Tầng ozon có nhiệm vụ hấp thụ các tia bức xạ có hại từ mặt trời bảo vệ môi trường sống cho cả Trái Đất. Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy tầng này đang có dấu hiệu suy giảm do các tác nhân phá hủy như: hợp chất clo, oxit nito,…
Do khí Đinitơ oxit
Tuy chỉ chiếm 5% trong số những yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính nhưng khí N2O lại là chất khí được nhiều nhà khoa học quan tâm tới. Nguyên nhân vì khí này có khả năng giữ nhiệt cao hơn cả CH4, thực tế nó gấp 270 lần so với CO2. Các hoạt động sống của con người hiện nay đều thải ra lượng lớn khí N2O cho nên chúng ta cần cải thiện vấn đề này để hạn chế hiệu ứng nhà kính.
N2O gây hiệu ứng nhà kính
Những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính là gì?
Khí hậu biến đổi là biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Thời gian gần đây thời tiết chuyển biến khó lường, nhiệt độ tăng lên, mực nước biển dâng cao, bão lũ thường xuyên… Ngoài ra chúng còn có những ảnh hưởng khác như:
- Ảnh hưởng tới nguồn nước: chất lượng nguồn nước sẽ bị thay đổi. Từ đó gây thiếu nước sạch để sinh hoạt.
- Ảnh hưởng tới con người: các nguyên nhân gây bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn. Con người sẽ phải chịu cảnh nắng nóng, sốc nhiệt liên tục.
- Ảnh hưởng tới sinh vật: nhiệt độ thay đổi làm cho điều kiện sống của chúng bị ảnh hưởng, nếu không kịp thích nghi sẽ bị tuyệt chủng giống loài.
- Ảnh hưởng tới băng ở hai cực: nhiệt độ cao sẽ làm băng tan dần, mực nước biển sẽ dâng cao và nhấn chìm nhiều khu vực đất liền.
Băng tan dẫn tới mực nước dâng cao
Nên làm gì để khắc phục hiệu ứng nhà kính
Sau khi đã tìm hiểu được hiện tượng nhà kính là gì thì bạn đọc cũng nên góp một phần nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường. Hành động tuy nhỏ nhưng nó cũng sẽ góp phần nào đó cho Trái Đất của chúng ta. Không chỉ bản thân mà còn hướng tới mọi người xung quanh thực hiện những điều sau.:
- Trồng nhiều cây xanh: đây là biện pháp đơn giản và đạt được hiệu quả tốt nhất vì cây sẽ giúp hấp thụ CO2 được thải ra ở trong môi trường.
- Tiết kiệm năng lượng: tiết kiệm sử dụng năng lượng sẽ góp phần giảm đi việc đốt cháy nhiên liệu từ đó giảm thiểu lượng lớn khí thải độc hại.
- Dùng đồ tái chế: đồ tái chế góp phần bảo vệ môi trường, giảm tiêu tốn năng lượng sản xuất và hạn chế rác thải.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho bạn đọc nắm được hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì, nguyên nhân và các tác hại của nó ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào. Từ đó biết cách bảo vệ môi trường sống của chúng ta từ những hành động nhỏ nhất.