Sodium Bisulfite Là Gì?

Sodium Bisulfite được biết đến là một hợp chất vô cơ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để làm chất tẩy trắng, chất bảo quản hay phụ gia thực phẩm,… Để hiểu rõ hơn về loại hóa chất này, mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay dưới đây của VCS Group nhé.

Sodium Bisulfite là gì?

Sodium Bisulfite hay Natri bisulfit là một muối vô cơ với công thức hóa học NaHSO3.

Các tên gọi khác: Sodium hydrogen sulfite, Natri hydro sunphit, Natri hidrosulfit, Bisulfit natri…

Sodium Bisulfite là gì?

Tính chất vật lý và hóa học của Sodium Bisulfite

  1. Tính chất vật lý

 

Ngoại quan Tồn tại dưới dạng tinh thể rắn màu trắng, không cháy và có mùi khó chịu
Khối lượng mol 104.061g/mol
Khối lượng riêng 1.48 g/cm3
Điểm nóng chảy 150 độ C
Độ hòa tan trong nước 42 g/100ml

Sodium Bisulfite có dạng tinh thể rắn trắng, mùi khó chịu

  1. Tính chất hóa học
  • Tác dụng với kim loại

Zn + 2NaHSO3 → Zn(OH)2 + Na2SO4

  • Bị phân hủy tạo ra nước và khí lưu hình dioxit cùng muối của natri

2NaHSO3 → H2O + Na2SO3 + SO2

2NaHSO3 → H2O + Na2S2O5

4NaHSO3 → 2H2O + 2Na2S2O4 + O2

  • Tác dụng với bazơ

NaOH + NaHSO3 → H2O + Na2SO3

Ba(OH)2 + 2NaHSO3 → 2H2O + BaSO3 + Na2SO3

  • Phản ứng với Phenol

NaHSO3 + C6H5OH → C6H5ONa + SO2 + H2O

  • Tác dụng cùng với axit sinh ra khí SO2 có mùi hắc và gây sủi bọt khí

NaHSO3 + HCl → H2O + SO2 + NaCl

H2SO4 + NaHSO3 → So2 + H2O + NaHSO4

  • Cho vào dung dịch NaClO nhằm giảm thiểu hơi độc

NaClO + NaHSO3 → NaCl +NaHSO4

  • Phản ứng với một số chất khác

2NaHSO3 + MnO2 → H2O + Na2S2O6 + MnO

Cl2 + H2O + NaHSO3 → NaHSO4 + 2HCl

Điều chế Sodium Bisulfite ra sao?

  • Sục khí lưu huỳnh dioxit dư vào dung dịch natri hidroxit ta thu được natri bisulfite

NaOH + SO2 → NaHSO3

  • Hoặc sục SO2 vào dung dịch natri cacbonat

2SO2 + Na2CO3 + H2O + 2 NaHSO3 + CO2

  • Ngoài ra, hợp chất NaHSo3 còn có thể điều chế bằng cách:

H2O + O2 + Na2SO4 → NaHSO3 + NaHSO4

Sodium Bisulfite có ứng dụng nào nổi bật?

  1. Trong công nghiệp

Do giá thành rẻ và mang đến nhiều kết quả tốt nên Sodium Bisulfite thường được sử dụng trong chất tẩy trắng: tẩy trắng giấy, gỗ, vải bông cùng các chất hữu cơ khác,… Tẩy trắng gỗ là quá trình loại bỏ bớt đi lignin và các chất màu có trong gỗ. Hóa chất này được dùng để thay đổi cấu trúc nội tại của chất màu có trong gỗ.

Bên cạnh đó, NaHSO3 cũng được dùng làm hóa chất xử lý nước thải công nghiệp chứa clo hay brom. Trong các công trình hóa sinh, hợp chất này được sử dụng để duy trì điều kiện môi trường thiếu không khí trong lò phản ứng.

Sodium Bisulfite được dùng trong tẩy trắng gỗ

  1. Trong thực phẩm
  • Được biết tới là một chất phụ gia thực phẩm có mã số E222
  • Dùng trong các đồ đóng hộp nhằm mục đích ngăn ngừa oxi hóa nâu và tiêu diệt vi khuẩn gây hại
  • Làm chất giữ mùi vị cho rượu vang và là chất chống oxi hóa.

 Sodium Bisulfite dùng làm chất giữ mùi trong sản xuất rượu vang

  1. Đóng vai trò là chất khử
  • Được thêm vào hệ thống ống dẫn lớn nhằm ngăn ngừa sự ăn mòn oxi hóa. Trong các công trình hóa sinh, nó còn giúp duy trì điều kiện môi trường thiếu khí trong lò phản ứng.
  • Là một chất khử phổ biến trong công nghiệp diệt nhuộm, da, giấy, tổng hợp hóa học nhờ tính chất dễ phản ứng với oxi:

2NaHSO3 + O2 → 2Na+ + 2H+ + SO42-

  1. Trong phòng thí nghiệm
  • Sodium Bisulfite ghép gốc bisulfit vào nhóm andehit cùng các xeton mạch vòng tạo ra axit sulfonic
  • Sử dụng để làm chất khử nhưng là một chất khử yếu. Giúp khử lượng dư hay đủ clo, brom, iot, muối hypoclorit,…
  • Làm chất tẩy màu trong quá trình tinh chế bởi nó có thể khử các chất oxi hóa màu mạnh, các anken liên hợp cùng các hợ chất cacbonyl.
  • Nguyên liệu chính của phản ứng Bucherer

Sodium Bisulfite có gây nguy hiểm không?

  • Sodium hydrogen sulfite có thể gây kích ứng mắt, da, ảnh hưởng đến giác mạc và dẫn tới mù lòa.
  • Khi hít phải còn gây kích ứng hệ hô hợp với các triệu chứng như ho, thở ngắn, thở khò khè.
  • Nếu nuối phải hợp chất này sẽ có các hiện tượng như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng hay xuất huyết dạ dày.
  • Tiếp xúc với NaHSO3 trong thời gian dài có thể gây tình trạng hen suyễn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn.

Một số lưu ý trong sử dụng và bảo quản Sodium Bisulfite

  • Sử dụng Sodium hydrogen sulfite trong thực phẩm cần tuân thủ hàm lượng hóa chất cho phép, nếu dùng vượt mức có thể dẫn đến ngộ độc nguy hiểm.
  • Hóa chất này không tự cháy nhưng nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt sẽ diễn ra phản ứng cháy sinh ra khí SO2 độc hại.
  • Là một loại hóa chất nguy hiểm, gây kích ứng cho da và mắt nên cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc với chúng.
  • Bảo quản NaHSO3 trong kho khô ráo, thoáng mát và thông gió, tránh xa lửa cũng như nguồn nhiệt cùng ánh nắng trực tiếp.
  • Không bảo quản Sodium hydrogen sulfite chung với chất oxy hóa hay axit, kiềm
  • Không để hóa chất NaHSO3 quá lâu để tránh bị biến chất làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi sử dụng.

Cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng và bảo quản Sodium Bisulfite để đảm bảo an toàn

Sự khác nhau giữa Sodium Bisulfite và Sodium Metabisulfite

  1. Sodium metabisulfite là gì?

Đây là một hợp chất có công thức hóa học Na2S2O5, là một muối natri của một ion có hóa trị II.

Hợp chất được ứng dụng trong làm chất bảo quản và khử trùng.

  1. Sự khác biệt giữa Sodium Bisulfite với Sodium Metabisulfite

Cả natri bisulfite cùng natri metabisulfite đều là những muối của natri. Chúng chủ yếu đực sử dụng để làm chất bảo quản, khử trùng hay phụ gia thực phẩm.

  • Điểm khác biệt chính giữa NaHSO3 và Na2S2O5 chính là Sodium Bisulfite chỉ có một nguyên tử lưu huỳnh và 3 nguyên tử oxi, còn Sodium Metabisulfite có đến 5 nguyên tử oxy và 2 nguyên tử lưu huỳnh.
  • Bên cạnh đó, NaHSO3 cung cấp ít sulfite hơn so với Na2S2O5.

Để được tư vấn và báo giá quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 091.195.8811 / 091.910.5399.
Email : sales03@vcsgroup.com.vn
Website : www.vcsgroup.com.vn