Oxit Là Gì? Có Mấy Loại Oxit Và Tính Chất Hoá Học

Oxit là gì? Có mấy loại oxit và tính chất hoá học như thế nào? Có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Hiểu được điều này, ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z những vấn đề xoay quanh oxit!

Oxit là gì?

Oxit là gì?

Oxit là tên gọi của những hợp chất cấu thành từ 2 nguyên tố hoá học. Trong đó, buộc phải có một nguyên tố oxy. Oxit được viết dưới dạng công thức chung mà MxOy. M là nguyên tố hoá học, có thể là phi kim hoặc có thể là kim loại. Còn O là nguyên tố Oxy. x và y là chỉ số được cân bằng theo hoá trị của các nguyên tố. Một số ví dụ có thể kể đến như: CO2, CaO, CuO, Fe2O3,…

Để gọi tên hợp chất oxit ta gọi theo những cách sau đây: Tên oxit = tên nguyên tố M + oxit. Ngoài ra, có thể gọi như sau: tên kim loại kèm theo hoá trị + oxit (trường hợp gọi này đối với các kim loại phi kim và kim loại có nhiều hoá trị khác nhau).

Có mấy loại oxit?

Oxit được chia làm hai loại là oxit axit và oxit bazo. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng loại oxit:

Oxit axit 

Oixt axit là loại oxit của phi kim, đồng thời tương ứng với một axit. Khi cho oxit của phi kim tác dụng cùng với nước, chúng ta sẽ thu được một axit tương ứng với gốc oxit đó. Vì vậy, mà người ta gọi đây là oxit axit. Ví dụ một số loại oxit axit như sau:

  • SO2, đây là oxit axit tương ứng với H2SO4 (axit sunfuric).
  • CO2, đây là oxit axit tương ứng với axit H2CO3 (axit cacbonic).
  • P2O5, đây là oxit axit tương ứng với H3PO4 (axit photphoric).

Oxit bazo 

Dưới đây là một số loại oxit bazo điển hình như sau:

  • CaO, đây là oxit bazơ tương ứng với bazơ Ca(OH)2 và gọi là canxi hidroxit
  • CuO, đâylà oxit bazơ tương ứng với Cu(OH)2 và gọi là đồng hidroxit
  • Fe2O3, đây là oxit bazơ tương ứng với Fe(OH)3 và gọi là sắt III hidroxit
  • Na2O, đây là oxit bazơ tương ứng với NaOH và gọi là natri hidroxit

Oxit lưỡng tính 

Khi oxit tác dụng với dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ thì tạo ra muối và nước. Đây được gọi là oxit lưỡng tính.

Ví dụ cụ thể cho oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3,…

Oxit trung tính

Đây là những oxit không phản ứng với bazơ, nước và axit. Nói theo cách khác, oxit trung tính là những oxit không có khả năng tạo ra muối. CO, NO,… là một số ví dụ điển hình cho oxit trung tính.

Tính chất hoá học của oxit

Tính chất hoá học của oxit

Tính chất hoá học của oxit bazơ

Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ

Khi ở nhiệt độ thường, một số oxit bazơ có thể tác dụng với nước, ví dụ như BaO, Na2O, CaO, K2O,…Sản phẩm được tạo thành là dung dịch bazơ (kiềm).

Dưới đây là một số phản ứng điển hình:

BaO + H2O → Ba(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

BaO + H2O → Ba(OH)2

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Đây là một trong những tính chất hoá học khác của oxit. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Dưới đây là một số phản ứng hoá học điển hình:

CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + CO2 → Na2CO3

BaO + CO2 → BaCO3

Tính chất hoá học của oxit axit

Khi tác dụng với nước tạo thành axit

Có một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường, ví dụ như SO2, P2O5, NO2, CO2, CrO3, N2O5,…Ngoài ra, còn có một số oxit axit khác như NO, CO, N2O không tác dụng với nước ở điều kiện thường. Đồng thời, nhiều oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch axit. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

CO2 + H2O ⇌ H2CO3

N2O5 + H2O → 2HNO3

Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối

Oxit axit khi tác với một oxit bazơ thì tạo ra sản phẩm là muối. Dưới đây là phản ứng hoá học chi tiết:

CO2 + CaO → CaCO3

Na2O + SO2 → Na2SO3

Khi tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ, lúc này sẽ tạo ra muối và nước.

Dưới đây là một số phản ứng hoá học điển hình:

P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

 

?Để được tư vấn – vui lòng liên hệ:
? Hotline: 091.910.5399 / 091.823.1899
? Email : sales@vcsgroup.com.vn
? Website : www.vcsgroup.com.vn
#VcsGroup #hoachat #Hoachatantoan #Hoachatcongnghiep #VCS #VcsVietNam

Main Menu

Chat Facebook (8h00 - 21h00)
Chat Zalo (8h00 - 21h00)
0919105399
0911958811
0911966289
0919105399