Xử lý mùi hôi nước thải đã trở thành bài toán nan giải không chỉ ở các cơ quan ban ngành mà song song đó là các hộ dân, tổ chức doanh nghiệp. Mùi hôi ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Hiểu được mối quan tâm này, ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z cách xử lí như thế nào cho an toàn và tiết kiệm.
Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải. Điển hình có thể kể đến như sau:
- Đặc tính của nước thải có sẵn mùi hôi trước khi con người cho vào hệ thống xử lý nước. Có thể kể đến các loại nước thải chăn nuôi, nước thải của nhà máy chế biến cao su, nước thải sinh hoạt,…
- Có thể mùi hôi xuất phát từ bể chứa bùn, các loại xử lý bùn thải có bên trong hệ thống xử lý nước thải. Bùn thải chứa một lượng lớn chất hữu cơ. Trong khi có sự phát triển của các loại vi sinh vật kỵ khí sẽ gây ra các mùi hôi thối khó chịu. Ví dụ như: H2S, NH3, CH4,…
- Trong quá trình xử lý nước thải thì hoá chất dùng cho quá trình này là không thể thiếu. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi.
- Mùi hôi từ cụm bể sinh học. Tương tự như phát sinh mùi ở bể điều hoà khi không cung cấp đủ không khí, các loại vi sinh vật sẽ chết gây ra sự tích tụ bùn lắng. Tạo điều kiện thuận lợi để phân huỷ kỵ khí gây ra mùi hôi. Thêm nữa, công nghệ kỵ khí mùi hôi sẽ phát sinh chủ yếu do quá trình sinh trưởng của vi sinh vật nhưng không có biện pháp để thu khí một cách triệt để.
Vậy có thể dùng hóa chất xử lý mùi hôi hoặc xử lý nước thải có mùi hôi bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!
Xử lý mùi hôi nước thải
Có nhiều phương pháp xử lý sau đây:
Xử lý mùi hôi nước thải
Xử lý bằng phương pháp hấp thụ
- Ở phương pháp này chúng ta sẽ sử dụng chủ yếu là các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, alumodel,…cho mục đích khử mùi. Phương pháp này vô cùng đơn giản, thuận tiện trong quá trình vận hành. Đặc biệt, tạo ra hiệu quả cao đối với nhiều chất có mùi khác nhau.
- Bên cạnh đó, phương pháp này cũng mang lại một số bất cập. Vật liệu làm giảm khả năng hấp thụ theo thời gian, hơi khó khăn trong việc tháo lắp thay thế vật liệu với nhau.
Xử lý bằng phương pháp sử dụng nước
- Nước là nguyên vật liệu chính để hấp thụ khí có mùi độc hại, khó chịu. Đây là phương pháp đơn giản lại ít tốn kém. Tuy nhiên mang lại hiệu quả thấp. Vì vậy, để tăng khả năng khử khí có mùi chúng ta có thể sử dụng hoá chất để tưới lên lớp vật liệu đệm bên trong tháp khử mùi. Những loại hoá chất có thể sử dụng như: CaO, H2SO4, NaOH, Natri Cacbonat,…và tuỳ thuộc vào chất gây mùi mà ta muốn loại bỏ.
Ngoài ra, các loại vi sinh xử lý mùi hôi cũng được áp dụng một cách phổ biến.
Hóa chất PAC xử lý nước thải
Để xử lý mùi hôi của nước thải người ta đã đưa rất nhiều loại hoá chất vào để xử lý. Trong đó, có thể kể đến hóa chất PAC. Poly Aluminium chloride thường tồn tại ở dạng bột hoặc lỏng. Tuy nhiên ở dạng khô có đặc điểm chính là bột mịn, màu vàng, đôi khi có màu trắng.
Xử lý nước thải hoá chất PAC làm nhiệm vụ chính là làm chất đông tụ, trợ lắng trong các ứng dụng xử lý nước. Hợp chất này có tác dụng vượt trội trong việc làm mất ổn định và loại bỏ được các vật liệu lơ lửng hiệu quả.
Nhờ vào sự trùng hợp chuỗi polyme tích điện cao của các ion nhôm và các hạt keo trong nước tạo thành cầu nối, hiệu quả để loại bỏ độ đục của nước, các kim loại nặng và hợp chất hữu cơ. Lúc này, các ion kim loại sẽ bị kết tủa và lắng.