Tìm hiểu các loại hóa chất xử lý nước thải hiệu quả như PAC, Polymer, phèn nhôm… giúp loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn, đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho môi trường.
Mục lục
- 1 Hóa chất xử lý nước thải là gì?
- 2 Các loại hóa chất xử lý nước thải phổ biến
- 3 3. Quy trình xử lý nước thải bằng hóa chất
- 4 4. Bảng so sánh các loại hóa chất xử lý nước thải
- 5 5. Các Combo hóa chất xử lý nước thải theo ngành nghề
- 6 VCS Group cung cấp hóa chất xử lý nước thải chính hãng nguồn gốc rõ ràng.
- 7 Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Hóa chất xử lý nước thải là gì?
Hóa chất xử lý nước thải là các chất dùng để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng trong nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Việc sử dụng hóa chất phù hợp giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và đáp ứng quy định pháp luật. Hóa chất được sử dụng nhiều trong xử lý nước thải gồm có: PAC, xút vảy, xút lỏng, phèn nhôm, polymer anion, polymer cation, hóa chất keo tụ.
Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung cho một tập hợp gồm các loại hóa chất có khả năng khử sạch các chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải chúng ra ngoài môi trường. Khi sử dụng, các loại hóa chất này sẽ phản ứng với các chất độc hại hay dầu mỡ, trong nước thải và chuyển thành các chất cặn bã có thể lọc, những chất khí có thể bay đi, để tạo ra nguồn nước an toàn trước khi ra môi trường bên ngoài, bảo đảm an toàn cho con người và hệ sinh thái xung quanh.

Hóa chất xử lý nước thải hiệu quả và an toàn cho môi trường
Các loại hóa chất xử lý nước thải phổ biến
1. Hóa chất xử lý nước thải PAC (Poly Aluminium Chloride)
- Thành phần: Al2O3 28-31%
- Cơ chế: Trung hòa điện tích âm của cặn lơ lửng, tạo bông dễ lắng.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao, ít bùn, hoạt động tốt ở pH rộng.
- Nhược điểm: Giá cao hơn phèn nhôm.
- Lưu ý: Hòa tan 5-10% trước khi sử dụng.
2. Xử lý nước thải bằng hóa chất Polymer (Anion/Cation)
- Thành phần: Polyelectrolytes cao phân tử.
- Cơ chế: Kết dính các bông cặn nhỏ.
- Ưu điểm: Tăng lắng nhanh, liều thấp.
- Nhược điểm: Dễ gây đục nếu dư.
3. Xử lý nước thải bằng hóa chất Phèn nhôm
- Cơ chế: Tạo Al(OH)3 để kết tụ.
- Ưu điểm: Giá rẻ.
- Nhược điểm: Hiệu quả thấp hơn PAC, tạo nhiều bùn.
4. Xử lý nước thải bằng Phèn sắt
- Cơ chế: Khử photphat, kim loại nặng.
- Ưu điểm: Tốt trong nước thải công nghiệp.
- Nhược điểm: Gây màu nước.
5. Hóa chất xử lý nước thải Xút (NaOH)
- Cơ chế: Điều chỉnh pH về mức tối ưu.
- Ưu điểm: Tăng pH nhanh.
- Nhược điểm: Ăn mòn, dễ gây bỏng.
6. Hóa chất Javen (NaClO) xử lý nước thải
- Cơ chế: Tiêu diệt vi khuẩn, virus.
- Ưu điểm: Khử trùng mạnh.
- Nhược điểm: Có mùi, tạo AOX.
3. Quy trình xử lý nước thải bằng hóa chất
- Điều chỉnh pH bằng xút.
- Keo tụ bằng PAC/phèn.
- Tạo bông với Polymer.
- Lắng cặn.
- Khử trùng bằng Javen.
4. Bảng so sánh các loại hóa chất xử lý nước thải
Tên hóa chất xử lý nước thải | Vai trò | Hiệu quả | pH tối ưu | Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|---|---|---|---|
PAC | Keo tụ | Rất cao | 5.0 – 9.0 | Hiệu quả cao | Giá cao |
Polymer | Tạo bông | Rất cao | 6.0 – 8.5 | Liều thấp, nhanh lắng | Gây đục nếu quá liều |
Phèn nhôm | Keo tụ | Trung bình | 5.5 – 7.5 | Giá rẻ | Tăng SO4, nhiều bùn |
Phèn sắt | Khử P | Cao | 5.0 – 7.0 | Khử P tốt | Gây màu |
Xút (NaOH) | Tăng pH | Cao | Linh hoạt | Nhanh | Ăn mòn |
Javen | Khử trùng | Cao | Tùy liều | Khử khuẩn tốt | Mùi, phụ phẩm |
5. Các Combo hóa chất xử lý nước thải theo ngành nghề

Xử lý nước thải bằng hóa chất theo nghành
Xử lý nước thải ngành thực phẩm
- PAC + Polymer Anion + Xút + Javen
Nước thải ngành chế biến thực phẩm thường chứa chất hữu cơ dễ phân hủy như dầu mỡ, protein, tinh bột, đường, chất tẩy rửa và vi sinh vật. BOD và COD rất cao, mùi hôi dễ phát sinh nếu không xử lý kịp thời.
Quy trình xử lý nghành thực phẩm đề xuất
- Tách dầu mỡ thô: Dùng bể tách mỡ cơ học để giảm tải ô nhiễm.
- Điều chỉnh pH: Dùng xút (NaOH) điều chỉnh pH nước đầu vào về mức 6.5 – 7.5.
- Keo tụ – tạo bông: Sử dụng PAC kết hợp Polymer Anion giúp loại bỏ chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và chất hữu cơ.
- Lắng bông cặn: Tách bùn hữu cơ qua bể lắng.
- Khử trùng: Sử dụng Javen khử vi khuẩn gây mùi.
- Tăng cường sinh học (nếu cần): Bổ sung men vi sinh để giảm BOD, COD.
Lưu ý: Cần vận hành hệ thống hợp lý vào các mùa cao điểm sản xuất (Tết, hè, lễ). Tối ưu hóa liều lượng hóa chất theo từng loại sản phẩm: thủy sản, đồ uống, thịt chế biến…
Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm
- Phèn sắt + Polymer Cation + PAC + NaOH
Nước thải ngành dệt nhuộm chứa nhiều thuốc nhuộm, chất hoạt động bề mặt, hồ tinh bột, kim loại nặng, pH dao động mạnh và có màu đậm, khó phân hủy sinh học.
Quy trình xử lý nước thải nghành dệt nhuộm đề xuất
- Điều chỉnh pH: Dùng NaOH hoặc HCl để ổn định pH về mức 6.5 – 8.0.
- Keo tụ màu và kim loại: Dùng phèn sắt kết hợp PAC để phá màu, kết tủa chất ô nhiễm.
- Tạo bông: Dùng Polymer Cation giúp kết bông nhanh và tăng khả năng lắng.
- Lắng cặn: Loại bỏ màu, kim loại nặng qua bể lắng.
- Khử trùng (nếu tái sử dụng): Dùng Javen hoặc UV khử khuẩn.
Lưu ý: Cần theo dõi chặt chẽ thông số màu, COD, kim loại nặng. Nên lắp thêm bể trung gian để điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm. Đặc biệt, ưu tiên hóa chất không gây ô nhiễm thứ cấp.
Xử lý nước thải ngành thủy sản
- PAC + Polymer Anion + Javen
Nước thải ngành thủy sản thường chứa nhiều protein, mỡ, vảy cá, chất hữu cơ dễ phân hủy, vi sinh vật và vi khuẩn gây mùi. Đây là nguồn thải có BOD, COD cao, dễ phát sinh khí độc như NH3, H2S nếu không xử lý tốt.
Quy trình xử lý nước thải ngành thủy sản đề xuất
- Điều chỉnh pH: Dùng xút (NaOH) để cân bằng pH về mức trung tính 6.5 – 7.5.
- Keo tụ – tạo bông: Sử dụng PAC để keo tụ cặn hữu cơ, sau đó bổ sung Polymer Anion nhằm tăng hiệu quả tạo bông và lắng nhanh.
- Lắng – tách bùn: Bông cặn được loại bỏ qua bể lắng sơ cấp.
- Khử trùng: Dùng Javen để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại trong nước.
- Tăng cường sinh học: Có thể sử dụng men vi sinh phân hủy BOD/COD như Bacillus subtilis, Pseudomonas spp.
Lưu ý: Nên kiểm tra thường xuyên nồng độ BOD/COD và thay đổi liều lượng hóa chất phù hợp với từng mùa vụ chế biến thủy sản.
Xử lý nước thải ngành y tế
- PAC + Polymer + Xút + Javen/Cloramin B
Nước thải y tế chứa các thành phần phức tạp như máu, dịch sinh học, vi sinh vật gây bệnh, thuốc kháng sinh, hóa chất khử trùng và kim loại nặng. Quá trình xử lý yêu cầu sử dụng các hóa chất vừa có tác dụng keo tụ, tạo bông, vừa đảm bảo khử khuẩn mạnh và an toàn sinh học.
Quy trình đề xuất xử lý nước thải ngành y tế
- Điều chỉnh pH: Dùng xút để cân bằng pH về khoảng 6.5 – 7.5.
- Keo tụ và tạo bông: Dùng PAC kết hợp với Polymer để loại bỏ cặn bẩn, protein, vi sinh vật.
- Lắng cặn: Bông cặn được lắng và tách ra khỏi nước sạch.
- Khử trùng: Sử dụng Javen hoặc Cloramin B để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Xử lý nâng cao (nếu cần): Ozon hóa hoặc lọc qua than hoạt tính để loại bỏ dư lượng thuốc và các hợp chất hữu cơ độc hại.
Lưu ý: Tất cả hóa chất sử dụng cần đạt tiêu chuẩn y tế, có CO, CQ và nên được vận hành bởi đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao.
Xử lý nước thải công nghiệp bằng Phương pháp trung hòa
- PAC hoặc phèn + Polymer + Xút + Javen
Xử lý nước thải công nghiệp phương pháp trung hòa sử dụng phổ biến hiện nay. Nguyên lý của phương pháp là việc phản ứng hóa học giữa các chất như axit và kiềm, giữa muối và axit (hoặc kiềm) trong quá trình xử lý nước thải.
Tác nhân thúc đẩy quá trình trung hòa trong xử lý nước thải bao gồm:
- Nước thải chứa tính axit sử dụng các chất có tính kiềm kiềm. Như NaOH, KOH, Na2CO3, NH4OH, vôi,…
- Nước thải mang tính kiềm sử dụng các chất mang tính axit như H2SO4, HNO3, HCl …
- Nước thải bị nhiễm kim loại nặng sử dụng các hợp chất như CaO, CaOH, Na2CO3 …
- Trung hòa làm thay đổi pH về trung tính ít có hại cho môi trường và vi sinh vật.
Các phương pháp trung hòa trong xử lý nước thải công nghiệp
- Trung hòa bằng cách hòa tan nước thải chứa kiềm và chứa axit để tạo môi trường trung tính.
- Trung hòa bằng cách sử dụng vật liệu lọc. Áp dụng cho nước thải chứa axit HCl, HNO3 và H2SO4. Sử dụng bể lọc vật liệu đá vôi để tủng hòa. Nước thải chạy qua bể lọc vật liệu đá vôi (hoặc đá hoa cương) theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng. Vận tốc dòng chảy 0,1-0,5 m/h tùy theo kích thước và lượng vật liệu lọc. Phương pháp này không phù hợp cho nước thải chứa nhiều kim loại nặng (liều lượng <5 g/l).
- Trung hòa bằng hóa chất. Áp dụng cho nước thải có độ kiềm và axit cao. Đặc biệt là nước thải axit vì hiệu quả mang lại cao. Nước thải axit thường sử dụng các chất như sửa vôi Ca(OH)2 10%, Ca(OH)2 20%, xút lỏng (NaOH 32%). Các hóa chất này được đưa vào bể bằng bơm định lượng.
- Phương pháp trung hòa bằng khí. Sử dụng nguồn khí thải hoặc khí dư từ hoạt động sản xuất để trung hòa. Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp này đánh giá rất tốt. Không những xử lý được phần khí còn dùng để trung hòa lượng nước thải giúp tiết kiệm chi phí.
VCS Group cung cấp hóa chất xử lý nước thải chính hãng nguồn gốc rõ ràng.
- Chlorine Aquafit – Ấn Độ
- VIÊN NÉN CHLORINE 90% – NHẬT – 200GR/VIÊN
- Chất keo tụ Polytetsu
- ACCOFLOC A115 – Siêu lắng tụ nước
- PAC LV – Low viscosity polyanionic cellulose polymer
- Xút vảy NaOH 99%, lỏng 50%, 45%, 30%, 10%
- POLYMER NHẬT C525H
- Men vi sinh EMIC xử lý nước thải
- Phèn Sắt II Clorua – FeCl2
- Than Anthracite (Carbon) dùng trong xử lí nước
- Calcium Chloride – CaCl2 96% Min – VCS GROUP
- Hydro peroxide (Ôxi Già) H2O2 VCS GROUP
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
1. Nên chọn hóa chất nào nếu không biết thành phần nước thải?
Liên hệ đội ngũ kỹ thuật để được kiểm tra mẫu nước miễn phí.
2. Có bán lẻ số lượng hóa chất xử lý nước thải nhỏ không?
Chúng tôi hỗ trợ cả bán lẻ và bán sỉ hóa chất xử lý nước thải.
3. Hóa chất xử lý nước thải có giấy tờ chứng nhận không?
Hóa chất xử lý nước thải chúng tôi cung cấp đầy đủ CO, CQ và hóa đơn VAT.
4. Thời gian giao hàng trong bao lâu?
Đối với nội thành Hà Nội: trong 24h – Đối với tỉnh: Từ 1 đến 3 ngày.
5. Có hướng dẫn sử dụng hóa chất xử lý nước thải không?
Mỗi đơn hàng chúng tôi đều có hướng dẫn cách sử dụng hóa chất và hỗ trợ kỹ thuật 1:1.