Các thí nghiệm hóa học gây nổ được khuyến cáo không nên thử tại nhà, vì gây nguy hiểm cho người làm, thường chỉ được thực hiện bởi người có kinh nghiệm. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng hoá học nhé.
Thí nghiệm hóa học gây nổ: phản ứng Na với nước
Phản ứng Natri với nước là phản ứng khá nguy hiểm. Nó có thể gây ra những vụ nổ với hàm lượng lớn. Để hạn chế tối đa hiện tượng này xảy ra, người ta có cách bảo quản Na riêng biệt. Thí nghiệm Na với nước chỉ được thực hiện bởi những người có chuyên môn, không được thực hiện tại nhà.
Giới thiệu về Na
Như mọi người đã biết Na là một kim loại kiềm khá linh động. Na là kim loại hoạt động mạnh, chính vì vậy để bảo quản kim loại này người ta ngâm trong dầu khoáng. Đây là cách bảo quản tối ưu, tránh cho Na tiếp xúc với hơi nước và không khí. Đây là kim loại khá mềm và có ảnh kim tương tự như một số kim loại khác.
Cấu tạo phân tử Natri – Na
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
Thí nghiệm này sẽ được tiến hành bởi những người có chuyên môn và trong phòng thí nghiệm. Hàm lượng natri được lấy dùng làm thí nghiệm nên lấy lượng nhỏ. Cụ thể cần chuẩn bị một số nguyên liệu để tiến hành thí nghiệm.
- Một vài mẩu Na nhỏ được bảo quản đúng cách.
- Kẹp gắp Natri.
- Găng tay cao su.
- Chậu thủy tinh.
- Dao nhỏ để cắt Na.
- Nước dùng cho thí nghiệm.
- Các dụng cụ bảo hộ cho người làm thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm
Bạn cho khoảng 500-1000 ml nước vào chậu thủy tinh. Dùng kẹp để vớt Na từ trong bình bảo quản ra. Dùng dao nhỏ để cắt lấy các mảnh Na theo các kích thước khác nhau. Lấy kẹp gắp mảnh Na bỏ vào chậu thủy tinh. Tránh xa chậu ở khoảng cách an toàn. Tiến hành quan sát hiện tượng xảy ra.
Natri tác dụng với nước
Hiện tượng thí nghiệm
Phản ứng được xảy ra hết sức mãnh liệt. Phản ứng được xảy ra nhanh chóng tại điều kiện thường và không cần bất cứ một chất xúc tác nào. Phản ứng kết thúc có xuất hiện khói trắng, và có thể phát nổ. Đây được xếp vào danh sách các thí nghiệm hóa học gây nổ, không nên thử tại nhà.
Phương trình phản ứng hoá học: Na + H20 → NaOH + H2
Thí nghiệm hóa học gây nổ: nổ Hidro
Phản ứng nổ Hidro là phản ứng giữa H2 và O2. Đây đều là hai chất khí phổ biến nhất mà hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên phản ứng giữa hai chất này có thể gây nổ mạnh và được xếp vào danh sách các thí nghiệm hóa học gây nổ. Chính vì vậy, thí nghiệm này được khuyến cáo không tự thực hiện tại nhà.
Điều kiện diễn ra phản ứng nổ hidro
Các bạn có lẽ đang thắc mắc H2 và O2 là hai chất khí có nhiều trong tự nhiên. Nhưng tại sao lại không gây nổ. Hai chất này chỉ có thể kết hợp với nhau khi có điều kiện thích hợp. Điều kiện xảy ra phản ứng là có mồi lửa thích hợp.
Cách thức tiến hành
Đây là một trong các thí nghiệm hóa học gây nổ khá nguy hiểm. Thao tác tiến hành như sau:
- Thu khí H2 và O2 vào ống nghiệm theo tỷ lệ 2:1 bằng phương pháp dời chỗ cột nước.
- Sau đó đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và quan sát hiện tượng.
Hiện tượng thí nghiệm
Có tiếng nổ mạnh điều đó chứng tỏ phản ứng giữa H2 với O2 diễn ra mãnh liệt. Thí nghiệm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiến hành thí nghiệm. Do đó cần hết sức cẩn trọng khi làm thí nghiệm.
Thí nghiệm gây nổ Hidro trong phòng thí nghiệm
Giải thích hiện tượng
Hỗn hợp khí cháy nhanh và tỏa nhiều nhiệt. Nhiệt làm cho thể tích hơi nước tạo thành tăng lên đột ngột nhiều lần. Từ đó làm chấn động không khí gây nên hiện tượng nổ mạnh. Để điều chế Hidro và hạn chế tình trạng nổ, người ta có thể kết hợp thêm một số thao tác nữa.
Các thí nghiệm hóa học gây nổ khác
Ngoài hai thí nghiệm trên, hiện tại còn khá nhiều các thí nghiệm cũng có khả năng gây nổ. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một vài thí nghiệm dưới đây.
- Thí nghiệm Kali ký hiệu hoá học là K tác dụng với nước. Cho ra hiện tượng nổ mạnh tương tự như Na tác dụng với H2O.
- Phản ứng của Flo với Hidro gây nổ: tiếng nổ mạnh và rất nguy hiểm.
- Phản ứng giữa Magie và Bạc Nitrat. Phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiệt và gây nổ lớn.
Có một nhận xét chung cho các thí nghiệm hóa học gây nổ đó là đây hầu hết là phản ứng oxi hoá khử. Các phản ứng xảy ra mãnh liệt nên khi thực hiện thí nghiệm cần cân đo khối lượng cho phù hợp. Với những người trực tiếp tiến hành thí nghiệm cần có các trang phục bảo hộ đầy đủ.
Lời kết
Chúng ta vừa cung nhau tìm hiểu một số phản ứng hóa học gây nổ rất nguy hiểm và có khả năng lan trên diện rộng. Chính vì vậy, những thí nghiệm này cần được tiến hành bởi những người có chuyên môn không được thực hiện tại nhà.