Chất tinh khiết là gì đang là một chủ đề hóa học thú vị được nhiều người quan tâm tới. Tuy là một khái niệm khá quen thuộc trong hóa học nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được. Bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua các nội dung bên dưới bài viết này ngay.
Chất tinh khiết là gì?
Chất tinh khiết là chất không có lẫn bất kỳ chất nào khác. Chính vì vậy mà trong thành phần của nó chỉ chứa mỗi nguyên tố đó. Thường thì chất tinh khiết sẽ tồn tại ở dạng nguyên tử hoặc phân tử tùy loại nhưng đều có đặc điểm chung là đồng nhất.
Chất tinh khiết là gì?
Chất tinh khiết sẽ có những đặc tính không thay đổi được bởi vì thành phần của nó không bị bất kỳ chất nào làm ảnh hưởng. Dựa vào đặc điểm đó người ta hoàn toàn có thể xác định sản phẩm tạo thành mà không sợ tạo ra chất mới nào khác. Bên cạnh đó còn đảm bảo cho quá trình sản xuất được tối ưu vì không sinh ra sản phẩm phụ gây tốn kém nguyên liệu đầu vào.
Những tính chất của chất tinh khiết mà bạn nên biết
Sau khi biết chất tinh khiết là gì thì bạn cần nắm được những tính chất của nó. Do thành phần hóa học đồng nhất cho nên mỗi chất đều có một tính chất riêng đặc trưng. Một số chất còn đồng nhất về cả hình dáng và kích thước trong phân tử.
Dựa vào tính chất của chất tinh khiết thì bạn sẽ dễ dàng sử dụng chúng theo nhu cầu của mình. Việc dùng chất có hàm lượng tinh khiết sẽ giúp cho quá trình sản xuất hoặc điều chế các chất đúng như mong muốn ban đầu hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian trong quá trình sử dụng chúng hơn các loại hợp chất.
Ví dụ về chất tinh khiết
Có khá nhiều ví dụ về chất tinh khiết ở trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ đơn giản nhất đó chính là nước cất – đây là loại nước được chưng cất ở điều kiện nhiệt độ lí tưởng của nước. Sau quá trình chưng cất người ta thu được nước tinh khiết không lẫn bất kỳ một loại chất nào khác cho nên nó được đem vào sử dụng trong y tế, các thí nghiệm yêu cầu độ chính xác cao.
Ngoài ra có nhiều ví dụ chất tinh khiết có giá trị cao xung quanh chúng ta như:
- Vàng: đây là một kim loại quý hiếm có độ tinh khiết cao. Nó là loại chất ít tham gia vào các phản ứng hóa học nhưng lại có tính ánh kim cho nên được dùng nhiều làm trang sức.
- Kim cương: độ cứng của nó vô cùng cao và có độ tinh khiết gần như tuyệt hảo cho nên giá thành rất đắt đỏ.
- Muối ăn: Muối ăn sau khi được kết tinh thì độ sạch đã khá cao. Chỉ cần tinh chế các chất bẩn còn sót lại thì chúng ta sẽ thu ngay được muối ăn tinh khiết.
Những ví dụ về chất tinh khiết là gì?
Kim cương là một chất tinh khiết dùng để làm đồ trang sức
Cách để xác định chất đó có tinh khiết không?
Thường thì chất tinh khiết sẽ có điểm sôi hoặc điểm nóng chảy cố định. Do đó bạn có thể xác định được nó có tinh khiết hay không dựa vào đặc điểm đó. Ví dụ như bạn có thể xác định nước tinh khiết hay không dựa vào khả năng sôi ở 100oC. Ngoài ra còn có thể dựa vào độ dẫn điện để xét xem chất đó có độ tinh khiết là bao nhiêu.
Những phương pháp giúp tách chất tinh khiết là gì?
Có nhiều cách khác nhau dựa trên tính chất vật lý để bạn tách được chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp một cách dễ dàng. Dưới đây là các cách tách chất mà bạn có thể chọn để sử dụng tách chất theo mong muốn của mình.
Phương pháp lọc
Đây là một trong những cách lâu đời và cổ xưa nhất để tách chất rắn không tan. Người ta sẽ dùng phễu lọc để giữ lại phần rắn. Còn những chất bẩn hòa tan vào nước hoặc dung môi khác sẽ bị cuốn xuống phía dưới.
Phương pháp chưng cất
Phương pháp này áp dụng cho các chất bị hòa tan và trộn lẫn vào nhau thành một dung dịch. Do đó người ta dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau để tách riêng từng loại chất lỏng. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ sôi và chúng ta thu được nó trước.
Phương pháp điều chế chất tinh khiết
Phương pháp chiết
Thường thì những loại dung dịch không hòa tan vào nhau sẽ dùng phương pháp chiết. Khi chất lỏng không tan vào nhau sẽ tạo ra hai lớp khác biệt nhau. Do đó chúng ta sẽ tách chiết ra riêng được phần chất nằm trên. Ví dụ tách chiết dầu trộn lẫn vào nước thì phần dầu sẽ nằm trên và phễu chiết sẽ giữ lại dầu, nước sẽ được thải ra bên dưới.
Phương pháp cô cạn
Phương pháp này dùng để tách chất rắn ra khỏi một dung dịch hỗn hợp nhiều chất. Chất rắn được nhắc tới ở đây thường là muối. Sau khi cô cạn hỗn hợp chúng ta sẽ thu được phần muối khan, đem muối đi tinh chế sẽ thu được muối tinh khiết.
Lời kết
Những thông tin vừa rồi đã giúp cho bạn hiểu được chất tinh khiết là gì. Mong rằng với những ví dụ cụ thể mà chúng tôi đã đưa ra thì bạn sẽ phân biệt nó với những loại chất khác trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ tự mình tách ra được chất tinh khiết nếu muốn.