Axit nitric là một axit vô cơ có công thức hóa học HNO3. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, nó là một axit mạnh nên HNO3 có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hóa chất này nhé.
Mục lục
- 0.1 Thông tin về sản phẩm Axit nitric HNO3
- 0.2 Tính chất vật lý và hóa học Của HNO3
- 0.3 HNO3 được sản xuất bằng cách nào?
- 0.3.1 HNO3 tồn tại trong tự nhiên
- 0.3.2 Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế như thế nào?
- 0.3.3 Sản xuất HNO3 trong công nghiệp
- 0.3.4 Ứng dụng của Axit Nitric (HNO₃) trong các lĩnh vực công nghiệp và đời sống
- 0.3.4.1 1. Sản xuất phân bón – lĩnh vực ứng dụng lớn nhất
- 0.3.4.2 2. Sản xuất thuốc nổ và nguyên liệu quốc phòng
- 0.3.4.3 3. Ngành luyện kim và xử lý kim loại
- 0.3.4.4 4. Trong ngành sản xuất hóa chất
- 0.3.4.5 5. Ứng dụng trong phòng thí nghiệm và giáo dục
- 0.3.4.6 6. Xử lý nước thải và môi trường
- 0.3.4.7 7. Chế tạo linh kiện điện tử và bo mạch in (PCB)
- 0.3.4.8 8. Ứng dụng trong ngành mỹ nghệ và trang sức
- 0.3.4.9 9. Trong công nghiệp pin và năng lượng
- 0.4 Những lưu ý khi sử dụng Axit Nitric HNO3
- 1 Thông tin liên hệ
Thông tin về sản phẩm Axit nitric HNO3
– Nồng độ: 68%
– Xuất xứ: Thái Lan, Hàn Quốc
(HNO3 68% có xuất xứ Hàn Quốc)
– Trạng thái: dạng lỏng
– Quy cách: 35kg/can; 280kg/thùng
Tính chất vật lý và hóa học Của HNO3
Tính chất vật lý của HNO3
– Axit nitric tinh khiết là một chất lỏng không màu và trong suốt, nhưng axit nitric đậm đặc lại có màu vàng nhạt.
– Nó có mùi khó chịu ngột ngạt.
– Khối lượng mol: 63,01214 g/mol (khan) ;81,02742 g/mol ( ngậm1 nước) và 117,05798 g/mol ( ngậm 3 nước).
– Nhiệt độ sôi: 83°C (181°F; 356 K).
– Nhiệt độ nóng chảy: −42°C (−44°F; 231 K).
– Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
– Axit nitric được sử dụng và thường gặp nhất là ở nồng độ 68%.
Tính chất hóa học của HNO3
Thể hiện là một Axit mạnh
– Làm cho quỳ tím hóa thành đỏ
– Tác dụng với oxit kim loại tạo thành muối và nước
- 2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O
– Tác dụng với bazơ tạo cũng ra sản phẩm là muối và nước
- HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
- HNO3 + KOH → KNO3 + H2O
– Tác dụng với muối sản phẩm thu được là muối mới và axit mới
- HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
(Công thức phân tử HNO3)
Thể hiện tính oxy hóa
Axit nitric có số oxy hóa cao nhất là +5. Tùy theo tỷ lệ nồng độ, nhiệt độ và chất tham gia phản ứng sản sản phẩm tạo ra cuối cùng có thể gồm nhiều loại và nhiều sản phẩm khử đa dạng như N2, NO, NO2, N2O, NH4NO3
– Tác dụng với hầu hết kim loại trừ ác các kim loại quý (Au, Pt) và một số hợp kim
- Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
- 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
- Mg(rắn) + 2HNO3 (dd) → Mg(NO3)2 (dd) + H2 (khí)
– Tác dụng với phi kim
- C + 4HNO3 → CO2↑ + 4NO↑ + 2H2O
- S + 4HNO3 → CO2↑ + 4NO↑ + 2H2O
- P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2↑ + H2O
– Tác dụng với nhiều hợp chất khác nhau
- 3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S↓ + 2NO↑ + 4H2O
- PbS + 8HNO3 (đặc) → PbSO4↓ + 8NO2↑ + 4H2O
HNO3 được sản xuất bằng cách nào?
HNO3 tồn tại trong tự nhiên
Axit nitric không bền về bản chất và không thể tồn tại lâu dài trong tự nhiên, nhưng sự hình thành axit nitric là một phần của chu trình nitơ, sự hình thành HNO3 trong tự nhiên gồm 3 quá trình sau dây
- N2 + O2 → NO
– Quá trình tạo thành khí nitơ đioxit
- 2NO + O 2 → 2NO2
- 3NO2 + H2O → 2HNO 3 + NO
(HNO3 68% Hàn Quốc quy cách 280kg/phuy)
Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế như thế nào?
– Cho KNO3 phản ứng với acid sunfuric (H2SO4) 96%, và chưng cất hỗn hợp này tại nhiệt độ sôi của acid nitric là 83 ℃ cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng của kali bisunfat (KHSO4) còn lại trong bình.
- H2SO4 + KNO3 → KHSO4 + HNO3
Sản xuất HNO3 trong công nghiệp
– Việc sản xuất acid nitric được thực hiện bằng công nghệ Ostawald do Wilhelm Ostwald phát minh, pha trộn nitơ dioxide (NO2) và nước với sự có mặt của oxy hoặc sử dụng không khí để oxy hóa HNO2 cũng tạo ra acid nitric
- 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit nitric (HNO₃) là một trong những hóa chất vô cơ mạnh, có tính oxy hóa cao, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhờ vào khả năng phản ứng với kim loại, phi kim và hợp chất hữu cơ. Dưới đây là những ứng dụng tiêu biểu và chi tiết hơn của axit nitric:
Ứng dụng của Axit Nitric (HNO₃) trong các lĩnh vực công nghiệp và đời sống
1. Sản xuất phân bón – lĩnh vực ứng dụng lớn nhất
Khoảng 75–80% sản lượng HNO₃ toàn cầu được sử dụng trong sản xuất phân bón. HNO₃ phản ứng với amoniac để tạo ra amoni nitrat (NH₄NO₃) – một trong những loại phân đạm phổ biến nhất hiện nay. Amoni nitrat cung cấp nguồn nitơ dồi dào cho cây trồng, thúc đẩy quá trình phát triển, đặc biệt quan trọng với cây lương thực như lúa, ngô, mì…
Ngoài ra, HNO₃ cũng được sử dụng để tạo ra các dạng phân hỗn hợp NPK bằng cách kết hợp với các thành phần khác như kali và photpho.
2. Sản xuất thuốc nổ và nguyên liệu quốc phòng
HNO₃ 68% là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các hợp chất nổ như:
-
Nitroglycerin
-
Trinitrotoluene (TNT)
-
RDX (Cyclotrimethylenetrinitramine)
Trong các quy trình này, axit nitric được dùng để nitrat hóa các hợp chất hữu cơ, tạo ra những hợp chất có khả năng phân hủy nhanh và sinh ra năng lượng lớn, dùng trong công nghiệp quốc phòng hoặc khai khoáng.
3. Ngành luyện kim và xử lý kim loại
HNO₃ đóng vai trò quan trọng trong:
-
Làm sạch và đánh bóng kim loại: Đặc biệt là thép không gỉ (inox), đồng, nhôm, titan… giúp bề mặt sáng bóng, loại bỏ oxy hóa hoặc rỉ sét.
-
Tách kim loại quý: Trong các quy trình luyện vàng, bạc, HNO₃ được dùng để hòa tan các kim loại không quý, chỉ giữ lại kim loại quý tinh khiết.
-
Tạo dung dịch tẩy rửa axit (acid pickling) để làm sạch bề mặt thép cán nguội trong ngành cán thép.
Điểm đặc biệt là axit nitric có thể oxy hóa sắt tạo lớp oxit bảo vệ trên bề mặt, giúp hạn chế ăn mòn thêm, khác với tác dụng mạnh của axit clohidric hay axit sunfuric.
4. Trong ngành sản xuất hóa chất
Axit nitric là nguyên liệu trung gian quan trọng để sản xuất:
-
Thuốc nhuộm vải, sơn, bột màu hữu cơ và vô cơ.
-
Thuốc tẩy màu trong ngành công nghiệp dệt may.
-
Chất trung gian để điều chế các axit hữu cơ, este, amin,…
-
Thuốc trừ sâu, diệt nấm, bảo vệ thực vật.
Nhiều hợp chất nitro từ quá trình phản ứng của HNO₃ được sử dụng làm tiền chất để tổng hợp các hóa chất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới.
5. Ứng dụng trong phòng thí nghiệm và giáo dục
Trong môi trường nghiên cứu và học đường, axit nitric được sử dụng như một chất:
-
Thuốc thử hóa học: dùng để kiểm tra sự hiện diện của ion kim loại (ví dụ: xác định ion Cl⁻, SO₄²⁻…).
-
Tẩy rửa dụng cụ thủy tinh: do có khả năng phá hủy các chất hữu cơ bám lại sau thí nghiệm.
-
Chuẩn độ và phân tích hóa học: dùng trong các phản ứng oxi hóa–khử, phân tích định lượng và định tính.
6. Xử lý nước thải và môi trường
Trong xử lý môi trường, HNO₃ có thể được dùng để:
-
Trung hòa và điều chỉnh pH trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
-
Loại bỏ ion kim loại nặng hoặc làm chất oxy hóa trong một số quy trình xử lý hóa học.
-
Tái sinh các thiết bị lọc hoặc hấp phụ kim loại.
7. Chế tạo linh kiện điện tử và bo mạch in (PCB)
Axit nitric còn được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử:
-
Ăn mòn có kiểm soát bề mặt kim loại trên các bo mạch.
-
Làm sạch vi mạch trước khi mạ hoặc khắc axit.
-
Sản xuất chất bán dẫn và cảm biến – nơi đòi hỏi bề mặt siêu sạch.
8. Ứng dụng trong ngành mỹ nghệ và trang sức
-
Khắc kim loại nghệ thuật: HNO₃ được dùng để khắc hoa văn trên đồng, nhôm, bạc hoặc tạo hiệu ứng oxy hóa thẩm mỹ.
-
Thử vàng – bạc: Axit nitric được dùng để kiểm tra độ tinh khiết của vàng, bạc bằng cách nhận biết phản ứng hòa tan đặc trưng.
9. Trong công nghiệp pin và năng lượng
Một số quy trình sản xuất pin lithium hoặc các thiết bị lưu trữ năng lượng sử dụng axit nitric để làm sạch bề mặt cực dương, cực âm hoặc điều chỉnh hóa học các lớp dẫn điện.
Những lưu ý khi sử dụng Axit Nitric HNO3
– Axit nitric có tính oxy hóa và ăn mòn ở cả dung dịch đậm đặc và loãng nên rất nguy hiểm cho con người, bắn vào da, mắt có thể gây bỏng nặng. Sau khi da tiếp xúc với axit nitric sẽ từ từ chuyển sang màu vàng, cuối cùng lớp biểu bì bị ố vàng sẽ bong ra (do axit nitric và protein tiếp xúc sẽ gây ra phản ứng xanthin và biến tính).
(Ảnh axit nitric được lữu giữ tại kho)
– Hít phải khí của axit nitric lỏng có thể gây kích ứng đường hô hấp và có thể gây phù phổi cấp tính. Nếu uống nhầm hóa chất này gây đau bụng dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây thủng dạ dày, co thắt thanh quản, tổn thương thận, sốc và ngạt thở.
– Bảo quản HNO3 trong kho mát, thông gió. Tránh xa lửa và nguồn nhiệt. Nhiệt độ bảo quản không vượt quá 30 ℃ và độ ẩm tương đối không vượt quá 80%, bình chứa phải đạy nắp kín. Nó nên được bảo quản riêng biệt với các chất khử, kiềm, và kim loại kiềm.
Thông tin liên hệ




🏢 Về Chúng Tôi – Công Ty Cổ Phần VCS Việt Nam
Công ty Cổ phần VCS Việt Nam là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp hóa chất công nghiệp, thiết bị phòng thí nghiệm và giải pháp xử lý cáu cặn – ăn mòn hệ thống. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp, nhà máy và cơ sở sản xuất trên toàn quốc. VCS cam kết mang đến những sản phẩm an toàn – hiệu quả – thân thiện môi trường, cùng dịch vụ tư vấn kỹ thuật chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu từ dân dụng đến công nghiệp.